Cảnh báo

Tin nổi bật
Tại các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Microsoft, IBM, Google, vấn đề sử dụng AI có trách nhiệm (đạo đức AI) đang được đặt lên hàng đầu

Nắm bắt xu hướng đó, Viện ABAII phối hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ tổ chức khóa học “Đạo đức AI” lần đầu tiên tại Việt Nam, nhằm trang bị kiến thức và thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái AI có trách nhiệm.

Đạo đức AI: Kinh nghiệm quốc tế và triển vọng ứng dụng tại Việt Nam- Ảnh 1.

Khoá học được tổ chức tại Hà Nội ngày 12-13.5 và tại TP.HCM ngày 15-16.6, thu hút hơn 500 học viên là chuyên gia công nghệ, cán bộ quản lý nhà nước, giảng viên và nhà nghiên cứu. 

Ông Đào Trung Thành, Phó Viện trưởng kiêm Chủ tịch Hội đồng Giảng viên Viện ABAII nhấn mạnh: “AI không nên thay thế con người mà phải nâng tầm con người. Đạo đức AI không phải là lựa chọn, mà là nền móng của niềm tin xã hội trong kỷ nguyên số.”

Đại diện Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM ông Jeremy Luna, Tùy Viên báo chí chia sẻ: “Khi AI hiện diện trong mọi lĩnh vực, điều quan trọng là phải phát triển và ứng dụng công nghệ này một cách có trách nhiệm”.

Đạo đức AI: Kinh nghiệm quốc tế và triển vọng ứng dụng tại Việt Nam- Ảnh 2.

Ông Jeremy Luna – Tuỳ Viên báo chí Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM phát biểu.

Trong vai trò giảng viên, ông Thành cũng chỉ ra rằng các công ty lớn đang tập trung xây dựng những nguyên tắc, công cụ và lộ trình kiểm soát để bảo đảm AI không gây hại và phục vụ lợi ích xã hội. Và điểm chung mà các doanh nghiệp lớn đang hướng tới là xây dựng hệ thống AI minh bạch, có trách nhiệm.

Tại Việt Nam, bà Trần Vũ Hà Minh, thành viên Hội đồng ABAII cho rằng sự quan tâm, xây dựng và ứng dụng AI có trách nhiệm của các doanh nghiệp Việt còn hạn chế. Vì vậy, các khóa học như thế này là rất cần thiết để hình thành nguồn nhân lực phát triển AI có trách nhiệm.

Các diễn giả khác như ông Jeffery Recker – Giám đốc điều hành Babl AI, và ông Nguyễn Trần Minh Quân – Giám đốc Pháp chế Hiệp hội Blockchain Việt Nam, đã giới thiệu hệ thống tiêu chuẩn quốc tế như UNESCO, OECD, NIST, và các sắc lệnh AI gần đây của Hoa Kỳ, từ đó đưa ra khuyến nghị xây dựng lộ trình tuân thủ đạo đức AI ngay từ đầu.Khóa học khép lại với mục tiêu không chỉ nâng cao nhận thức, mà còn kết nối mạng lưới chuyên gia đa ngành, cùng xây dựng cộng đồng ứng dụng AI có trách nhiệm tại Việt Nam – một bước đi chiến lược trong việc chủ động đối mặt với thách thức công nghệ trong tương lai.

Microsoft vừa thông báo về một sự cố gây chậm trễ trong việc phát hành các bản cập nhật bảo mật tháng 6.2025 cho Windows.

Nguyên nhân của sự cố này được Microsoft xác nhận là do dấu thời gian siêu dữ liệu không chính xác, ảnh hưởng đến các hệ thống chạy Windows 10 và Windows 11 trong môi trường có chính sách hoãn Quality Update (QU). Chính sách này cho phép quản trị viên trì hoãn việc cài đặt các bản cập nhật trên các thiết bị được quản lý.

Bản cập nhật Windows bị trì hoãn vì Microsoft 'nhầm ngày' - Ảnh 1.

Microsoft cho biết sự cố trì hoãn cập nhật này chỉ xảy ra trên một số PC Windows

Mặc dù bản cập nhật đã được phát hành vào ngày 10.6, nhưng dấu thời gian siêu dữ liệu lại ghi ngày 20.6, điều này dẫn đến việc các thiết bị có thời gian hoãn được cấu hình sẽ nhận bản cập nhật muộn hơn dự kiến.

Việc trì hoãn triển khai bản cập nhật thường nhằm duy trì tính ổn định, nhưng sự cố này có thể khiến các hệ thống gặp rủi ro về bảo mật. Để khắc phục tình hình, Microsoft đã cung cấp một số giải pháp tạm thời cho quản trị viên, bao gồm việc tạo chính sách triển khai nhanh để đảm bảo các tổ chức nhận được bản cập nhật ngay lập tức. Công ty cũng khuyến nghị thay đổi cấu hình hoãn hoặc vòng triển khai để giảm thiểu sự chậm trễ cho các thiết bị bị ảnh hưởng.

Microsoft khẳng định “vấn đề chậm trễ này chỉ ảnh hưởng đến thời điểm cập nhật có sẵn cho các tổ chức sử dụng chính sách hoãn QU và không ảnh hưởng đến chất lượng hoặc khả năng áp dụng của bản cập nhật”. Họ cũng cho biết sẽ không thay đổi giá trị siêu dữ liệu vào ngày 20.6.2025 như hiện tại.

Trung Quốc muốn giảm dần sử dụng chip Intel, AMD và hệ điều hành Windows

Trung Quốc muốn giảm dần sử dụng chip Intel, AMD và hệ điều hành Windows

Microsoft liên tục gặp sự cố cập nhật Windows

Đầu năm 2025, Microsoft tuyên bố đây là “năm nâng cấp PC Windows 11” nhằm khuyến khích người dùng nâng cấp lên phiên bản mới nhất của hệ điều hành khi thời gian hỗ trợ cho Windows 10 sắp kết thúc. Tuy nhiên, các bản cập nhật gần đây đã gây ra một số sự cố, như bản cập nhật Windows 11 KB5050009 khiến tai nghe Bluetooth và các thiết bị USB DAC ngừng hoạt động, hay tình trạng webcam “biến mất” với lỗi “Camera not found”.

Ngoài ra, một số máy in USB đã in văn bản ngẫu nhiên sau khi cài đặt bản cập nhật vào cuối tháng 1 và ứng dụng Copilot trong Windows 11 đã bị “vô tình xóa” sau một bản cập nhật khác. Microsoft cũng đã báo cáo rằng việc cài đặt gói cập nhật tích lũy KB5055523 có thể làm gián đoạn chức năng của Windows Hello.

‘Hô biến’ dầu ăn giả Ofood dùng trong chăn nuôi thành thực phẩm tiêu dùng cho con người là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, có dấu hiệu phạm tội có tổ chức, chuyên nghiệp, cần được xử lý thật nghiêm minh.
Ngày 26.6, trao đổi với Thanh Niên, thượng tá Nguyễn Thế Trường, Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Công an tỉnh Hưng Yên), cho biết cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 người cầm đầu đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là dầu dùng làm thức ăn chăn nuôi nhưng được biến thành dầu ăn cho người, về tội: sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và buôn lậu.
Luật sư 'vạch tội' vụ dầu ăn giả Ofood dùng chăn nuôi thành thực phẩm cho người - Ảnh 1.

Dầu ăn giả Ofood từng rao bán trên sàn thương mại điện tử Lazada (ảnh chụp màn hình)

Vụ việc xảy ra tại nhà máy của Công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu Nhật Minh Food (Công ty Nhật Minh Food) với sản phẩm dầu ăn giả Ofood. Các đối tượng liên quan đã lập các công ty bình phong để sản xuất dầu ăn cho người, sau đó đưa dầu ăn cho gia súc vào để làm ra thành phẩm.Dấu hiệu phạm tội có tổ chức, chuyên nghiệp

Luật sư Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Công ty Luật An Hoàng Gia, đã trao đổi với Thanh Niên về vụ án. Theo luật sư Nguyễn Thanh Hải, đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, thể hiện rõ hành vi lừa dối người tiêu dùng, che giấu thông tin, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, lợi dụng chính sách thuế của Nhà nước, có dấu hiệu của tội sản xuất hàng giả là thực phẩm, tội trốn thuế. Đặc biệt, trong vụ việc này có dấu hiệu phạm tội có tổ chức.

Luật sư Nguyễn Thanh Hải cho rằng, việc các đối tượng nhập khẩu dầu ăn dành cho vật nuôi – vốn không được phép sử dụng cho người – rồi “hô biến” thành dầu ăn thực phẩm, đóng gói, dán nhãn là bổ sung vitamin A (trong khi kết quả kiểm nghiệm không có thành phần này) cho thấy rõ ràng hành vi lừa dối người tiêu dùng. Đồng thời, đây là chiêu trò doanh nghiệp lách luật để hưởng chênh lệch giá và trốn thuế.

“Các đối tượng có hành vi lập nhiều công ty bình phong, làm giả hồ sơ công bố thực phẩm, che giấu nguồn gốc hàng hóa và đưa vào thị trường tiêu thụ rộng rãi là những yếu tố cho thấy tính chuyên nghiệp và có tổ chức, cần được xử lý thật nghiêm minh”, luật sư Hải nêu quan điểm.Xem xét trách nhiệm nhà hàng, bếp ăn tiêu thụ dầu ăn giả

Phân tích ở góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Thanh Hải khẳng định, các doanh nghiệp, bị can trong vụ án này vi phạm nghiêm trọng nhiều quy định pháp luật và có thể bị xử lý về các tội danh.

Thứ nhất, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, theo điều 193, bộ luật Hình sự, đây là tội danh trung tâm trong vụ án, với khung hình phạt cao nhất lên đến tù chung thân nếu hành vi gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.
Thứ hai là tội buôn lậu (điều 188 bộ luật Hình sự), khi nhập khẩu dầu ăn cho vật nuôi rồi chuyển mục đích sử dụng là hành vi khai sai chủng loại hàng hóa, gian lận trong khai báo hải quan để trốn kiểm định và trốn thuế.
Thứ ba là tội trốn thuế (điều 200 bộ luật Hình sự), lợi dụng chênh lệch thuế suất giữa 2 loại sản phẩm – dầu ăn cho người (thuế 8%) và dầu cho vật nuôi (miễn thuế), các đối tượng đã có dấu hiệu trốn thuế có hệ thống.
Thứ tư là  tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (điều 341 bộ luật Hình sự, việc làm giả hồ sơ công bố thực phẩm, chứng nhận kiểm nghiệm để đưa hàng vào hệ thống phân phối chính là vi phạm pháp luật hình sự.
Ngoài ra, các cá nhân liên quan còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tư cách pháp nhân thương mại, theo điều 75 và 76 bộ luật Hình sự, nếu hành vi vi phạm được thực hiện dưới danh nghĩa doanh nghiệp.
Công an tỉnh Kiên Giang vừa phát hiện kho hàng chứa lượng lớn mỹ phẩm làm đẹp da nghi là hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng.

Chiều 27.6, tin từ Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, đơn vị vừa kiểm tra, phát hiện một kho hàng chứa nhiều mỹ phẩm làm đẹp da nghi là hàng giả nhãn hiệu.

 - Ảnh 1.

Lực lượng Công an tỉnh Kiên Giang kiểm tra, thu giữ số mỹ phẩm làm đẹp da nghi là hàng giả nhãn hiệu nổi tiếng

Theo đó, qua công tác nắm tình hình, ngày 20.6, lực lượng Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và môi trường Công an tỉnh Kiên Giang phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra kho hàng tại tổ 7, ấp Đông Lộc, xã Thạnh Đông, H.Tân Hiệp. 

Qua kiểm tra phát hiện trong kho có 510 hộp mỹ phẩm làm đẹp da, có dấu hiệu vi phạm, không rõ nguồn gốc, nghi là hàng giả mạo nhãn hiệu của một công ty mỹ phẩm nổi tiếng.

Bước đầu làm việc, bà V.T.T.T (32 tuổi) và ông T.N.L (40 tuổi, cùng ở xã Đông Lộc, H.Tân Hiệp) khai nhận kho hàng trên do cả 2 làm chủ. Số mỹ phẩm trên được bà T. mua từ nguồn hàng trôi nổi. Sau đó, T. lập tài khoản mạng xã hội giả mạo thương hiệu chính hãng; đồng thời tải các clip quảng cáo của doanh nghiệp thật để rao bán mỹ phẩm giả trên các nền tảng mạng xã hội nhằm kiếm lời.

 - Ảnh 2.

Bà V.T.T.T cùng số hàng bị Công an tỉnh Kiên Giang phát hiện nghi là mỹ phẩm giả thương hiệu

Công an tỉnh Kiên Giang đã lập hồ sơ tạm giữ toàn bộ mỹ phẩm nghi hàng giả nêu trên để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

TPO – Tối 20/6, thông tin từ Bộ Công an cho biết, Cục Cảnh sát hình sự (C02) đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ và Công an TP HCM đồng loạt khám xét, triệt phá một đường dây tội phạm sử dụng mạng viễn thông, mạng máy tính để lừa đảo chiếm đoạt tài sản với quy mô đặc biệt lớn, có tổ chức tinh vi, do đối tượng Trần Quang Đạo (SN 1991, trú huyện Hóc Môn, TP HCM) cầm đầu.

Hàng nghìn bị hại là người già, người thu nhập thấpThủ đoạn biến hàng trăm nghìn người thành nạn nhân của đường dây lừa đảo núp bóng doanh nghiệp ảnh 1 (Ảnh: Bộ Công an)

Theo kết quả điều tra bước đầu, từ đầu năm 2023 đến nay, băng nhóm do Trần Quang Đạo tổ chức đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hàng trăm nghìn nạn nhân trên khắp cả nước, phần lớn là người cao tuổi, người thu nhập thấp, sống phụ thuộc vào lương hưu, tiền tiết kiệm hoặc trợ cấp từ gia đình. Đặc biệt, nhiều người trong số này đang có nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhưng lại thiếu kiến thức về thị trường sản phẩm, thông tin dinh dưỡng và kỹ năng công nghệ, trở thành mục tiêu dễ bị dụ dỗ, lừa gạt.

Riêng trong hơn 100 ngày gần đây, nhóm này đã chiếm đoạt tiền của hơn 10.000 người, với số tiền trên 50 tỷ đồng. Tổng số tài sản bị chiếm đoạt từ đầu năm 2023 đến nay được ước tính lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Băng nhóm này đã thu thập, mua bán dữ liệu cá nhân bị lộ lọt trên không gian mạng. Sau đó, các đối tượng giả danh là nhân viên của các bệnh viện, cơ sở y tế, trung tâm dinh dưỡng, dùng phần mềm gọi điện có mã hóa đầu số nhằm tăng tính tin cậy, để tiếp cận người cao tuổi.

Thông qua các cuộc gọi, chúng mời chào, tư vấn tặng quà, khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, đồng thời yêu cầu người nghe nộp phí vận chuyển, phí hoàn thuế, phí bảo hiểm sản phẩm,… để được nhận phần quà giá trị hoặc tham gia chương trình “trúng thưởng”.

Các đối tượng thường xuyên nâng giá trị “quà tặng”, đưa ra cam kết hoàn tiền sau khi nhận sản phẩm, khiến nạn nhân tin tưởng và nộp nhiều khoản phí hơn. Sau khi nhận tiền, bọn chúng cắt liên lạc và không gửi hàng hoặc gửi sản phẩm không đúng cam kết, chiếm đoạt toàn bộ số tiền đã thu.

Để điều hành hoạt động tội phạm quy mô lớn, Trần Quang Đạo đã chỉ đạo người thân đứng tên thành lập 4 công ty, thuê trụ sở, mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ việc lừa đảo. Các công ty này được tổ chức bài bản như một hệ thống kinh doanh thực sự, có đầy đủ các phòng ban chức năng như: Phòng hành chính – nhân sự – kế toán; Phòng kinh doanh; Phòng chăm sóc khách hàng.Thủ đoạn biến hàng trăm nghìn người thành nạn nhân của đường dây lừa đảo núp bóng doanh nghiệp ảnh 2Tại các công ty của nhóm đối tượng, lực lượng chức năng thu giữ nhiều tài liệu quan trọng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các bị hại.

Hệ thống này được phân cấp quản lý rõ ràng: từ Đạo là người điều hành chung, xuống các trưởng phòng, tổ trưởng và hàng trăm nhân viên trực tiếp gọi điện cho “khách hàng” theo kịch bản có sẵn.

Ngày 17/6/2025, thực hiện chỉ đạo của Thượng tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cục Cảnh sát hình sự đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an và Công an TP HCM đồng loạt khám xét nhiều địa điểm, bao gồm trụ sở 4 công ty do Đạo điều hành và các kho hàng liên quan.Kết quả bước đầu xác định có 218 đối tượng liên quan; thu giữ 65 laptop, 21 máy tính để bàn, 301 điện thoại bàn, hơn 220 điện thoại di động, cùng nhiều giấy tờ, tài liệu, sổ sách, công cụ, phương tiện phục vụ hành vi phạm tội.

Theo Bộ Công an, đây là vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng có quy mô tổ chức lớn nhất từ trước đến nay, với số lượng đối tượng và nạn nhân tham gia cực kỳ đông đảo, hoạt động tại Việt Nam và núp bóng doanh nghiệp hợp pháp để che giấu hành vi phạm tội.

Cơ quan điều tra đang tiếp tục mở rộng điều tra, đấu tranh với các đối tượng liên quan, củng cố chứng cứ, truy xét các cá nhân đồng phạm khác và sẽ xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Minh Đức

Cảnh báo

Samsung mạnh tay trấn áp chiêu trò lừa đảo bằng điện thoại Galaxy giả.

Theo Sammy Fans, nếu bạn vô tình nhìn thấy điện thoại Samsung Galaxy ‘chính hãng’ với giá hấp dẫn trên Facebook Marketplace hay các chợ online khác, hãy hết sức cẩn thận, đó rất có thể là một cái bẫy hàng giả được ngụy trang tinh vi.

Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc Samsung vừa phát đi cảnh báo khẩn cấp đến người tiêu dùng về tình trạng điện thoại Galaxy nhái đang xuất hiện ngày càng nhiều, đồng thời nhấn mạnh về những nơi mua hàng an toàn tuyệt đối.

 

Samsung cảnh báo khẩn chiêu trò điện thoại Galaxy 'xịn' giá rẻ - Ảnh 1.

Samsung cảnh báo về điện thoại Galaxy giả tràn lan trên mạng

Samsung cảnh báo nạn lừa đảo bằng điện thoại Galaxy giả

Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến bùng nổ, Samsung cho biết đã phát hiện một vấn đề đáng lo ngại đến từ sự gia tăng của điện thoại Galaxy giả mạo được rao bán trên các nền tảng phổ biến như Facebook Marketplace, Gumtree và các kênh tương tự. Những kẻ lừa đảo thường là người bán cá nhân, đăng tải thông tin sản phẩm hấp dẫn, tự nhận là hàng thật, thậm chí còn trắng trợn sử dụng logo và hình ảnh chính thức của Samsung để tăng độ tin cậy.

Tuy nhiên, Samsung nhấn mạnh, dù những chiếc điện thoại nhái này có thể đánh lừa người dùng bằng vẻ ngoài giống hệt hàng thật, chất lượng bên trong lại hoàn toàn không đạt tiêu chuẩn. Người mua có nguy cơ cao nhận phải một sản phẩm ‘dỏm’, hoạt động chập chờn, nhanh hỏng, không được bảo hành và thậm chí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong quá trình sử dụng.

Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng và tránh tình trạng tiền mất tật mang, Samsung đưa ra lời khuyên chỉ nên mua điện thoại Galaxy tại các kênh phân phối chính thức và được ủy quyền. Cụ thể:

  • Trang web chính thức của Samsung (www.samsung.com).
  • Ứng dụng mua sắm chính thức Samsung Shop.
  • Các cửa hàng bán lẻ lớn, uy tín được Samsung ủy quyền (như các chuỗi siêu thị điện máy lớn).
  • Các nhà mạng đối tác chính thức của Samsung.

Samsung mong muốn đảm bảo mọi khách hàng đều sở hữu được sản phẩm chính hãng với chất lượng và độ an toàn cao nhất. Vì vậy, nếu đang tìm mua một chiếc điện thoại Galaxy, bạn đừng quên kiểm tra thật kỹ nguồn gốc, thông tin người bán và chỉ tin tưởng những địa chỉ uy tín đã được Samsung công nhận để tránh mọi phiền phức và rủi ro không đáng có về sau.

Nguồn: Thanhnien.vn

Google đã công bố 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến mà nhiều người Việt thường xuyên mắc phải, kèm theo đó là những lời khuyên giúp sử dụng Internet an toàn hơn.

Theo Google, hãng đã hợp tác với Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông để phát hiện và ngăn chặn nhiều hình thức lừa đảo và ứng dụng độc hại tại Việt Nam.

Công ty cho biết, người dùng Internet tại Việt Nam đã phải đối phó hàng loạt nguy cơ lừa đảo ngay từ tháng đầu năm nay. Tính riêng trong tháng 1/2025, Google đã phát hiện và bảo vệ hơn 360.000 thiết bị tránh khỏi 8.000 ứng dụng độc hại tại Việt Nam.

Google cũng chỉ ra 5 hình thức lừa đảo trực tuyến mà nhiều người dùng tại Việt Nam thường mắc phải như một lời cảnh báo.

Mạo danh người nổi tiếng bằng AI để kêu gọi đầu tư

Theo Google, những kẻ lừa đảo có thể sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (A)I để tạo video và hình ảnh giả mạo, trong đó bao gồm việc mạo danh người nổi tiếng, để quảng bá cho các chiêu trò lừa đảo.

Các video Deepfake này kết hợp với các bài báo và bài đăng bịa đặt trên mạng xã hội sẽ được sử dụng để giới thiệu các khoản đầu tư bất hợp pháp, đặc biệt là trong lĩnh vực tiền điện tử và nền tảng giao dịch. Sự kết hợp giữa những gương mặt có sức ảnh hưởng, nội dung trông chuyên nghiệp và lời hứa hẹn về lợi nhuận cao khiến các vụ lừa đảo này trở nên thuyết phục hơn.

Google khuyến cáo, người dùng cần hết sức cảnh giác với lời khuyên đầu tư từ người nổi tiếng, đặc biệt là trên mạng xã hội. Người dùng cần quan sát kỹ những biểu cảm khuôn mặt không tự nhiên trong các video. Nếu một khoản đầu tư nghe có vẻ quá hấp dẫn, rất có thể đó là một chiêu trò lừa đảo.

Lợi dụng các sự kiện lớn để lừa đảo

Kẻ xấu thường lợi dụng các sự kiện, chương trình biểu diễn lớn, kết hợp với các hình ảnh và video được tạo ra bởi AI để thực hiện chiêu trò lừa đảo một cách tinh vi. Các đối tượng này nhanh chóng nắm bắt các sự kiện nổi bật để thực hiện chiêu trò lừa đảo như bán vé giả hoặc mạo danh tổ chức từ thiện, những buổi hòa nhạc, sự kiện thể thao, các lễ hội văn hóa cho đến các thảm họa thiên nhiên.

Google khuyến cáo, người dùng chỉ nên mua vé và quyên góp thông qua các kênh chính thức, cần xác minh các tổ chức từ thiện và kiểm tra URL trước khi nhấp chuột.

Lừa đảo việc làm

Chiêu trò lừa đảo này thường nhắm đến những người đang tìm kiếm công việc từ xa và cơ hội việc làm tại môi trường quốc tế với mức thu nhập hấp dẫn. Những kẻ lừa đảo sẽ đăng tin tuyển dụng giả trên các trang web tuyển dụng uy tín và mạng xã hội, sau đó tiến hành các buổi phỏng vấn video chuyên nghiệp và thực hiện quy trình giới thiệu chi tiết, thường là giả mạo công ty quốc tế trong lĩnh vực giao dịch tiền số hoặc tiếp thị kỹ thuật số.

Để tăng độ tin cậy, kẻ lừa đảo thậm chí có thể giả mạo hợp đồng và các tài liệu liên quan. Ngoài việc yêu cầu các khoản phí trả trước và đánh cắp dữ liệu, những kẻ lừa đảo còn lôi kéo nạn nhân tham gia vào các hoạt động rửa tiền hoặc các hành vi phạm khác. Nạn nhân có thể vô tình bị cuốn vào các giao dịch tài chính hoặc chuyển tiền số, dẫn đến các hậu quả pháp lý nghiêm trọng do dính líu đến hoạt động bất hợp pháp.

Theo Google, người dùng cần thận trọng với các đề xuất “việc nhẹ lương cao”, nhất là những lời mời liên quan đến chuyển tiền. Nhà tuyển dụng thường không bao giờ yêu cầu thanh toán chi phí trong quá trình tuyển dụng hoặc dùng tài khoản cá nhân cho công việc kinh doanh. Do đó, người dùng cần xác minh thông tin qua các kênh chính thức trước khi bắt tay làm việc.

Lừa đảo du lịch và mua sắm trực tuyến

Những kẻ lừa đảo thường tạo ra các website giả mạo trang mua sắm, du lịch và bán lẻ hợp pháp, dụ dỗ nạn nhân bằng mức giá hấp dẫn cho mặt hàng phổ biến, hàng hóa xa xỉ, vé hòa nhạc hoặc ưu đãi du lịch.

Những website này được sao chép một cách tinh vi, từ giao diện đến các dịch vụ khách hàng, khiến gần như không thể phân biệt được với các trang chính thức.

Để tránh bị phát hiện, kẻ lừa đảo sử dụng kỹ thuật như “Cloaking” (che đậy) và tạo cảm giác cấp bách bằng cách đưa ra “ưu đãi có thời hạn” nhằm buộc người dùng quyết định nhanh chóng. Hậu quả là nạn nhân thường không nhận được gì, nhận phải hàng giả, hoặc đối mặt với các khoản phí bất hợp pháp và dữ liệu cá nhân bị xâm phạm.

Google khuyến cáo, người dùng cần xác minh trang web trước khi mua hàng, đặc biệt trong các đợt giảm giá. Người dùng cũng cần kiểm tra liên kết, các tính năng bảo mật, cảnh giác với mức giá thấp và lời hối thúc mua nhanh chóng.

Giả mạo dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật từ xa

Những kẻ lừa đảo thường mạo danh nhân viên hỗ trợ kỹ thuật của các công ty, ngân hàng và cơ quan nhà nước. Chúng tạo ra những tình huống khẩn cấp, chẳng hạn như thông báo thiết bị, tài khoản hoặc bảo mật của nạn nhân đang gặp vấn đề.

Phương thức tiếp cận của chúng cũng rất linh hoạt, có thể nhắm vào người cao tuổi bằng cách giả danh các công ty công nghệ danh tiếng hoặc tiếp cận giới trẻ thông qua các nền tảng trò chơi. Mục đích cuối cùng là dụ dỗ nạn nhân cài đặt phần mềm truy cập từ xa, từ đó chúng có thể kiểm soát thiết bị, truy cập vào dữ liệu cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, thực hiện các giao dịch trái phép.

Google cảnh báo, người dùng không cấp quyền truy cập từ xa cho các tài khoản lạ. Các công ty hợp pháp sẽ không chủ động thực hiện cuộc gọi hỗ trợ kỹ thuật nên có vấn đề gì người dùng có thể liên hệ trực tiếp với công ty qua kênh chính thức, đồng thời tăng cường bảo mật với tính năng xác minh hai bước, khóa truy cập hoặc trình quản lý mật khẩu.

Theo vtv.vn

Gói đầu tư trị giá 1,3 tỷ Euro do Ủy ban châu Âu công bố nhằm củng cố chủ quyền công nghệ và thúc đẩy việc triển khai các công nghệ chiến lược tại châu Âu trong tương lai.

Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã công bố gói đầu tư trị giá 1,3 tỷ Euro (khoảng 1,4 tỷ USD) vào trí tuệ nhân tạo (AI), an ninh mạng và kỹ năng số trong khuôn khổ Chương trình Châu Âu kỹ thuật số (DIGITAL) từ năm 2025 đến năm 2027. Mục tiêu là nhằm thúc đẩy việc áp dụng các công nghệ này trong các doanh nghiệp và cơ quan hành chính công, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng phục hồi của châu Âu.

“Bảo đảm chủ quyền công nghệ của châu Âu bắt đầu bằng việc đầu tư vào các công nghệ tiên tiến và tạo điều kiện cho mọi người cải thiện năng lực số của mình” – Giám đốc Kỹ thuật số của Ủy ban châu Âu, bà Henna Virkkunen, chia sẻ về chương trình.

Bà Henna Virkkunen – Giám đốc Kỹ thuật số của Ủy ban châu Âu (Ảnh: AFP)

Một trong những ưu tiên hàng đầu của châu Âu là cải thiện tính khả dụng và khả năng truy cập của các ứng dụng AI tạo sinh, đặc biệt trong lĩnh vực y tế và chăm sóc. Nguồn tài trợ cũng sẽ được sử dụng để xây dựng “thế giới ảo”, triển khai Đạo luật AI và phát triển các không gian dữ liệu chung tiết kiệm năng lượng.

Ngoài ra, EC cũng sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho Mạng lưới Trung tâm đổi mới kỹ thuật số châu Âu (EDIHs) nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp và khu vực công quyền truy cập vào chuyên môn kỹ thuật và thử nghiệm công nghệ.

Chương trình còn chú trọng đầu tư vào sáng kiến Destination Earth – một mô hình kỹ thuật số nhằm hỗ trợ thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý rủi ro thiên tai. Đồng thời, EC sẽ tăng cường khả năng phục hồi không gian mạng thông qua các giải pháp an ninh mạng nhằm bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng.

EC cũng đặt mục tiêu phát triển năng lực của các cơ sở giáo dục và đào tạo về kỹ năng số nhằm nuôi dưỡng và thu hút nhân tài cho lực lượng lao động châu Âu. Chương trình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng Ví định danh kỹ thuật số mới (Digital Identity Wallet) của EU và Cơ sở hạ tầng tin cậy châu Âu (European Trust Infrastructure).

Để đẩy nhanh quá trình đổi mới của châu Âu, EC sẽ sử dụng nền tảng công nghệ chiến lược cho châu Âu (STEP), trao nhãn chất lượng STEP cho các dự án hứa hẹn để giúp họ tiếp cận nguồn tài trợ công và tư nhân dễ dàng hơn.

Với ngân sách 8,1 tỷ Euro trong giai đoạn 2021 – 2027, Chương trình Châu Âu kỹ thuật số là chương trình tài trợ đầu tiên của EU tập trung hoàn toàn vào việc đưa công nghệ kỹ thuật số đến với doanh nghiệp và người dân.

Trước đó, vào cuối năm 2024, giới chức EU đã lựa chọn 7 đề án thiết lập và vận hành các trung tâm chuyên biệt phục vụ cho các nhà phát triển trí tuệ nhân tạo AI (các nhà máy AI). Tổng giá trị đầu tư vào các đơn vị này lên tới 1,5 tỷ Euro, đặt tại những thành phố là trung tâm về nghiên cứu và công nghệ. Các nhà máy AI mới này cũng sẽ được kết nối với những siêu máy tính hiệu năng cao, tối ưu hóa cho AI và sẽ đi vào vận hành trong năm 2025 hoặc 2026.

Những nhà máy AI sẽ tập trung vào việc cung cấp sức mạnh tính toán khổng lồ mà các công ty khởi nghiệp, ngành công nghiệp và các nhà nghiên cứu cần để phát triển các mô hình và hệ thống AI của mình. Đặc biệt, những nhà máy này sẽ giúp phát triển các mô hình ngôn ngữ lớn của châu Âu hoặc các mô hình AI chuyên ngành tập trung vào các lĩnh vực cụ thể như y tế, tài chính, tự động hóa, an ninh mạng, nông nghiệp công nghệ cao, giáo dục và không gian.

Ngoài ra, những nhà máy AI sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các trường đại học, viện nghiên cứu, các trung tâm siêu máy tính, ngành công nghiệp và các tổ chức tài chính, hình thành nên các hệ sinh thái AI vững mạnh xung quanh các siêu máy tính EuroHPC. Điều này không chỉ tạo ra một môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi mà còn tạo cơ hội cho việc mở rộng và phát triển kinh doanh quy mô lớn trong các lĩnh vực mới.

Nguồn: CafeF

Apple đối mặt với vụ kiện vì quảng cáo sai sự thật về Apple Intelligence, khi nhiều tính năng AI được hứa hẹn vẫn chưa khả dụng sau nhiều tháng.

Đơn kiện được đệ trình ngày 19/3 tại Tòa án Quận Hoa Kỳ ở San Jose, yêu cầu xét xử theo diện tập thể và đòi bồi thường thiệt hại cho những khách hàng đã mua iPhone và các thiết bị khác có hỗ trợ Apple Intelligence nhưng chưa nhận được đầy đủ các tính năng như Apple cam kết.

Theo nguyên đơn, Apple đã tạo ra kỳ vọng lớn trong lòng người tiêu dùng rằng các tính năng AI tiên tiến sẽ có mặt ngay khi sản phẩm được tung ra thị trường.

“Các quảng cáo của Apple khiến người dùng tin rằng những tính năng đột phá này sẽ sẵn sàng khi iPhone được phát hành.

Tuy nhiên, trái với tuyên bố của Apple về khả năng AI tiên tiến, các thiết bị được trang bị Apple Intelligence bị hạn chế đáng kể hoặc hoàn toàn không có, khiến người tiêu dùng hiểu lầm về hiệu suất và tính hữu dụng thực tế của công nghệ này”, đơn kiện nêu rõ.

Dù Apple đã gỡ bỏ một số quảng cáo, công ty vẫn chưa thu hồi hoàn toàn những tuyên bố bị cho là gây hiểu lầm từ mùa hè năm 2024. Nguyên đơn cũng cho rằng Apple chưa đưa ra bất kỳ biện pháp nào để bồi thường cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi những quảng cáo sai lệch này.

Đây không phải lần đầu Apple vướng vào tranh cãi liên quan đến việc triển khai tính năng mới. Tuy nhiên, vụ kiện lần này diễn ra trong bối cảnh công ty gặp nhiều khó khăn trong quá trình đưa Apple Intelligence ra thị trường.

Hàng loạt tính năng AI được quảng bá trong bộ Apple Intelligence, từng được giới thiệu năm ngoái như một điểm nhấn để bán iPhone 16 Series, đến nay vẫn chưa được cung cấp cho người dùng (Ảnh: 9to5Mac)

Theo Bloomberg, CEO Tim Cook được cho là “đã mất niềm tin” vào ông John Giannandrea, Giám đốc phụ trách AI của Apple, do tiến độ chậm trễ trong quá trình phát triển sản phẩm. Điều này càng làm dấy lên lo ngại về vị thế của Apple trong cuộc đua AI khi các đối thủ như Google và Microsoft liên tục ra mắt những công nghệ tiên tiến.

Nhà phân tích Ming-Chi Kuo nhận định, những nỗ lực phát triển Apple Intelligence chưa giúp Apple thúc đẩy doanh số bán iPhone mới.

Những nguồn tin từ chuỗi cung ứng cho biết phần lớn người dùng không quan tâm đến các tính năng AI khi mua một mẫu máy mới. Một khảo sát từ SellCell thậm chí chỉ ra rằng hầu hết người dùng vẫn chưa nhận thấy giá trị thực sự từ Apple Intelligence.

“Apple đã không thể duy trì được sự hào hứng của người dùng sau lần công bố Apple Intelligence tại WWDC 2024. Các đối thủ đã có những bước tiến quá nhanh chỉ trong vài tháng sau đó”, ông Kuo nhận xét.

Apple đã triển khai các tính năng của Apple Intelligence theo từng giai đoạn. Trên phiên bản iOS 18.1, hãng đã ra mắt trình soạn thảo văn bản và công cụ tóm tắt nội dung. Với iOS 18.2, Apple bổ sung thêm Genmoji, Image Playgrounds và tích hợp ChatGPT.

Nguồn: CafeF