Cảnh báo

Tin nổi bật
Tại các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Microsoft, IBM, Google, vấn đề sử dụng AI có trách nhiệm (đạo đức AI) đang được đặt lên hàng đầu

Nắm bắt xu hướng đó, Viện ABAII phối hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ tổ chức khóa học “Đạo đức AI” lần đầu tiên tại Việt Nam, nhằm trang bị kiến thức và thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái AI có trách nhiệm.

Đạo đức AI: Kinh nghiệm quốc tế và triển vọng ứng dụng tại Việt Nam- Ảnh 1.

Khoá học được tổ chức tại Hà Nội ngày 12-13.5 và tại TP.HCM ngày 15-16.6, thu hút hơn 500 học viên là chuyên gia công nghệ, cán bộ quản lý nhà nước, giảng viên và nhà nghiên cứu. 

Ông Đào Trung Thành, Phó Viện trưởng kiêm Chủ tịch Hội đồng Giảng viên Viện ABAII nhấn mạnh: “AI không nên thay thế con người mà phải nâng tầm con người. Đạo đức AI không phải là lựa chọn, mà là nền móng của niềm tin xã hội trong kỷ nguyên số.”

Đại diện Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM ông Jeremy Luna, Tùy Viên báo chí chia sẻ: “Khi AI hiện diện trong mọi lĩnh vực, điều quan trọng là phải phát triển và ứng dụng công nghệ này một cách có trách nhiệm”.

Đạo đức AI: Kinh nghiệm quốc tế và triển vọng ứng dụng tại Việt Nam- Ảnh 2.

Ông Jeremy Luna – Tuỳ Viên báo chí Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM phát biểu.

Trong vai trò giảng viên, ông Thành cũng chỉ ra rằng các công ty lớn đang tập trung xây dựng những nguyên tắc, công cụ và lộ trình kiểm soát để bảo đảm AI không gây hại và phục vụ lợi ích xã hội. Và điểm chung mà các doanh nghiệp lớn đang hướng tới là xây dựng hệ thống AI minh bạch, có trách nhiệm.

Tại Việt Nam, bà Trần Vũ Hà Minh, thành viên Hội đồng ABAII cho rằng sự quan tâm, xây dựng và ứng dụng AI có trách nhiệm của các doanh nghiệp Việt còn hạn chế. Vì vậy, các khóa học như thế này là rất cần thiết để hình thành nguồn nhân lực phát triển AI có trách nhiệm.

Các diễn giả khác như ông Jeffery Recker – Giám đốc điều hành Babl AI, và ông Nguyễn Trần Minh Quân – Giám đốc Pháp chế Hiệp hội Blockchain Việt Nam, đã giới thiệu hệ thống tiêu chuẩn quốc tế như UNESCO, OECD, NIST, và các sắc lệnh AI gần đây của Hoa Kỳ, từ đó đưa ra khuyến nghị xây dựng lộ trình tuân thủ đạo đức AI ngay từ đầu.Khóa học khép lại với mục tiêu không chỉ nâng cao nhận thức, mà còn kết nối mạng lưới chuyên gia đa ngành, cùng xây dựng cộng đồng ứng dụng AI có trách nhiệm tại Việt Nam – một bước đi chiến lược trong việc chủ động đối mặt với thách thức công nghệ trong tương lai.

Microsoft vừa thông báo về một sự cố gây chậm trễ trong việc phát hành các bản cập nhật bảo mật tháng 6.2025 cho Windows.

Nguyên nhân của sự cố này được Microsoft xác nhận là do dấu thời gian siêu dữ liệu không chính xác, ảnh hưởng đến các hệ thống chạy Windows 10 và Windows 11 trong môi trường có chính sách hoãn Quality Update (QU). Chính sách này cho phép quản trị viên trì hoãn việc cài đặt các bản cập nhật trên các thiết bị được quản lý.

Bản cập nhật Windows bị trì hoãn vì Microsoft 'nhầm ngày' - Ảnh 1.

Microsoft cho biết sự cố trì hoãn cập nhật này chỉ xảy ra trên một số PC Windows

Mặc dù bản cập nhật đã được phát hành vào ngày 10.6, nhưng dấu thời gian siêu dữ liệu lại ghi ngày 20.6, điều này dẫn đến việc các thiết bị có thời gian hoãn được cấu hình sẽ nhận bản cập nhật muộn hơn dự kiến.

Việc trì hoãn triển khai bản cập nhật thường nhằm duy trì tính ổn định, nhưng sự cố này có thể khiến các hệ thống gặp rủi ro về bảo mật. Để khắc phục tình hình, Microsoft đã cung cấp một số giải pháp tạm thời cho quản trị viên, bao gồm việc tạo chính sách triển khai nhanh để đảm bảo các tổ chức nhận được bản cập nhật ngay lập tức. Công ty cũng khuyến nghị thay đổi cấu hình hoãn hoặc vòng triển khai để giảm thiểu sự chậm trễ cho các thiết bị bị ảnh hưởng.

Microsoft khẳng định “vấn đề chậm trễ này chỉ ảnh hưởng đến thời điểm cập nhật có sẵn cho các tổ chức sử dụng chính sách hoãn QU và không ảnh hưởng đến chất lượng hoặc khả năng áp dụng của bản cập nhật”. Họ cũng cho biết sẽ không thay đổi giá trị siêu dữ liệu vào ngày 20.6.2025 như hiện tại.

Trung Quốc muốn giảm dần sử dụng chip Intel, AMD và hệ điều hành Windows

Trung Quốc muốn giảm dần sử dụng chip Intel, AMD và hệ điều hành Windows

Microsoft liên tục gặp sự cố cập nhật Windows

Đầu năm 2025, Microsoft tuyên bố đây là “năm nâng cấp PC Windows 11” nhằm khuyến khích người dùng nâng cấp lên phiên bản mới nhất của hệ điều hành khi thời gian hỗ trợ cho Windows 10 sắp kết thúc. Tuy nhiên, các bản cập nhật gần đây đã gây ra một số sự cố, như bản cập nhật Windows 11 KB5050009 khiến tai nghe Bluetooth và các thiết bị USB DAC ngừng hoạt động, hay tình trạng webcam “biến mất” với lỗi “Camera not found”.

Ngoài ra, một số máy in USB đã in văn bản ngẫu nhiên sau khi cài đặt bản cập nhật vào cuối tháng 1 và ứng dụng Copilot trong Windows 11 đã bị “vô tình xóa” sau một bản cập nhật khác. Microsoft cũng đã báo cáo rằng việc cài đặt gói cập nhật tích lũy KB5055523 có thể làm gián đoạn chức năng của Windows Hello.

‘Hô biến’ dầu ăn giả Ofood dùng trong chăn nuôi thành thực phẩm tiêu dùng cho con người là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, có dấu hiệu phạm tội có tổ chức, chuyên nghiệp, cần được xử lý thật nghiêm minh.
Ngày 26.6, trao đổi với Thanh Niên, thượng tá Nguyễn Thế Trường, Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Công an tỉnh Hưng Yên), cho biết cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 người cầm đầu đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là dầu dùng làm thức ăn chăn nuôi nhưng được biến thành dầu ăn cho người, về tội: sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và buôn lậu.
Luật sư 'vạch tội' vụ dầu ăn giả Ofood dùng chăn nuôi thành thực phẩm cho người - Ảnh 1.

Dầu ăn giả Ofood từng rao bán trên sàn thương mại điện tử Lazada (ảnh chụp màn hình)

Vụ việc xảy ra tại nhà máy của Công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu Nhật Minh Food (Công ty Nhật Minh Food) với sản phẩm dầu ăn giả Ofood. Các đối tượng liên quan đã lập các công ty bình phong để sản xuất dầu ăn cho người, sau đó đưa dầu ăn cho gia súc vào để làm ra thành phẩm.Dấu hiệu phạm tội có tổ chức, chuyên nghiệp

Luật sư Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Công ty Luật An Hoàng Gia, đã trao đổi với Thanh Niên về vụ án. Theo luật sư Nguyễn Thanh Hải, đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, thể hiện rõ hành vi lừa dối người tiêu dùng, che giấu thông tin, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, lợi dụng chính sách thuế của Nhà nước, có dấu hiệu của tội sản xuất hàng giả là thực phẩm, tội trốn thuế. Đặc biệt, trong vụ việc này có dấu hiệu phạm tội có tổ chức.

Luật sư Nguyễn Thanh Hải cho rằng, việc các đối tượng nhập khẩu dầu ăn dành cho vật nuôi – vốn không được phép sử dụng cho người – rồi “hô biến” thành dầu ăn thực phẩm, đóng gói, dán nhãn là bổ sung vitamin A (trong khi kết quả kiểm nghiệm không có thành phần này) cho thấy rõ ràng hành vi lừa dối người tiêu dùng. Đồng thời, đây là chiêu trò doanh nghiệp lách luật để hưởng chênh lệch giá và trốn thuế.

“Các đối tượng có hành vi lập nhiều công ty bình phong, làm giả hồ sơ công bố thực phẩm, che giấu nguồn gốc hàng hóa và đưa vào thị trường tiêu thụ rộng rãi là những yếu tố cho thấy tính chuyên nghiệp và có tổ chức, cần được xử lý thật nghiêm minh”, luật sư Hải nêu quan điểm.Xem xét trách nhiệm nhà hàng, bếp ăn tiêu thụ dầu ăn giả

Phân tích ở góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Thanh Hải khẳng định, các doanh nghiệp, bị can trong vụ án này vi phạm nghiêm trọng nhiều quy định pháp luật và có thể bị xử lý về các tội danh.

Thứ nhất, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, theo điều 193, bộ luật Hình sự, đây là tội danh trung tâm trong vụ án, với khung hình phạt cao nhất lên đến tù chung thân nếu hành vi gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.
Thứ hai là tội buôn lậu (điều 188 bộ luật Hình sự), khi nhập khẩu dầu ăn cho vật nuôi rồi chuyển mục đích sử dụng là hành vi khai sai chủng loại hàng hóa, gian lận trong khai báo hải quan để trốn kiểm định và trốn thuế.
Thứ ba là tội trốn thuế (điều 200 bộ luật Hình sự), lợi dụng chênh lệch thuế suất giữa 2 loại sản phẩm – dầu ăn cho người (thuế 8%) và dầu cho vật nuôi (miễn thuế), các đối tượng đã có dấu hiệu trốn thuế có hệ thống.
Thứ tư là  tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (điều 341 bộ luật Hình sự, việc làm giả hồ sơ công bố thực phẩm, chứng nhận kiểm nghiệm để đưa hàng vào hệ thống phân phối chính là vi phạm pháp luật hình sự.
Ngoài ra, các cá nhân liên quan còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tư cách pháp nhân thương mại, theo điều 75 và 76 bộ luật Hình sự, nếu hành vi vi phạm được thực hiện dưới danh nghĩa doanh nghiệp.
Công an tỉnh Kiên Giang vừa phát hiện kho hàng chứa lượng lớn mỹ phẩm làm đẹp da nghi là hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng.

Chiều 27.6, tin từ Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, đơn vị vừa kiểm tra, phát hiện một kho hàng chứa nhiều mỹ phẩm làm đẹp da nghi là hàng giả nhãn hiệu.

 - Ảnh 1.

Lực lượng Công an tỉnh Kiên Giang kiểm tra, thu giữ số mỹ phẩm làm đẹp da nghi là hàng giả nhãn hiệu nổi tiếng

Theo đó, qua công tác nắm tình hình, ngày 20.6, lực lượng Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và môi trường Công an tỉnh Kiên Giang phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra kho hàng tại tổ 7, ấp Đông Lộc, xã Thạnh Đông, H.Tân Hiệp. 

Qua kiểm tra phát hiện trong kho có 510 hộp mỹ phẩm làm đẹp da, có dấu hiệu vi phạm, không rõ nguồn gốc, nghi là hàng giả mạo nhãn hiệu của một công ty mỹ phẩm nổi tiếng.

Bước đầu làm việc, bà V.T.T.T (32 tuổi) và ông T.N.L (40 tuổi, cùng ở xã Đông Lộc, H.Tân Hiệp) khai nhận kho hàng trên do cả 2 làm chủ. Số mỹ phẩm trên được bà T. mua từ nguồn hàng trôi nổi. Sau đó, T. lập tài khoản mạng xã hội giả mạo thương hiệu chính hãng; đồng thời tải các clip quảng cáo của doanh nghiệp thật để rao bán mỹ phẩm giả trên các nền tảng mạng xã hội nhằm kiếm lời.

 - Ảnh 2.

Bà V.T.T.T cùng số hàng bị Công an tỉnh Kiên Giang phát hiện nghi là mỹ phẩm giả thương hiệu

Công an tỉnh Kiên Giang đã lập hồ sơ tạm giữ toàn bộ mỹ phẩm nghi hàng giả nêu trên để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

TPO – Tối 20/6, thông tin từ Bộ Công an cho biết, Cục Cảnh sát hình sự (C02) đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ và Công an TP HCM đồng loạt khám xét, triệt phá một đường dây tội phạm sử dụng mạng viễn thông, mạng máy tính để lừa đảo chiếm đoạt tài sản với quy mô đặc biệt lớn, có tổ chức tinh vi, do đối tượng Trần Quang Đạo (SN 1991, trú huyện Hóc Môn, TP HCM) cầm đầu.

Hàng nghìn bị hại là người già, người thu nhập thấpThủ đoạn biến hàng trăm nghìn người thành nạn nhân của đường dây lừa đảo núp bóng doanh nghiệp ảnh 1 (Ảnh: Bộ Công an)

Theo kết quả điều tra bước đầu, từ đầu năm 2023 đến nay, băng nhóm do Trần Quang Đạo tổ chức đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hàng trăm nghìn nạn nhân trên khắp cả nước, phần lớn là người cao tuổi, người thu nhập thấp, sống phụ thuộc vào lương hưu, tiền tiết kiệm hoặc trợ cấp từ gia đình. Đặc biệt, nhiều người trong số này đang có nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhưng lại thiếu kiến thức về thị trường sản phẩm, thông tin dinh dưỡng và kỹ năng công nghệ, trở thành mục tiêu dễ bị dụ dỗ, lừa gạt.

Riêng trong hơn 100 ngày gần đây, nhóm này đã chiếm đoạt tiền của hơn 10.000 người, với số tiền trên 50 tỷ đồng. Tổng số tài sản bị chiếm đoạt từ đầu năm 2023 đến nay được ước tính lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Băng nhóm này đã thu thập, mua bán dữ liệu cá nhân bị lộ lọt trên không gian mạng. Sau đó, các đối tượng giả danh là nhân viên của các bệnh viện, cơ sở y tế, trung tâm dinh dưỡng, dùng phần mềm gọi điện có mã hóa đầu số nhằm tăng tính tin cậy, để tiếp cận người cao tuổi.

Thông qua các cuộc gọi, chúng mời chào, tư vấn tặng quà, khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, đồng thời yêu cầu người nghe nộp phí vận chuyển, phí hoàn thuế, phí bảo hiểm sản phẩm,… để được nhận phần quà giá trị hoặc tham gia chương trình “trúng thưởng”.

Các đối tượng thường xuyên nâng giá trị “quà tặng”, đưa ra cam kết hoàn tiền sau khi nhận sản phẩm, khiến nạn nhân tin tưởng và nộp nhiều khoản phí hơn. Sau khi nhận tiền, bọn chúng cắt liên lạc và không gửi hàng hoặc gửi sản phẩm không đúng cam kết, chiếm đoạt toàn bộ số tiền đã thu.

Để điều hành hoạt động tội phạm quy mô lớn, Trần Quang Đạo đã chỉ đạo người thân đứng tên thành lập 4 công ty, thuê trụ sở, mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ việc lừa đảo. Các công ty này được tổ chức bài bản như một hệ thống kinh doanh thực sự, có đầy đủ các phòng ban chức năng như: Phòng hành chính – nhân sự – kế toán; Phòng kinh doanh; Phòng chăm sóc khách hàng.Thủ đoạn biến hàng trăm nghìn người thành nạn nhân của đường dây lừa đảo núp bóng doanh nghiệp ảnh 2Tại các công ty của nhóm đối tượng, lực lượng chức năng thu giữ nhiều tài liệu quan trọng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các bị hại.

Hệ thống này được phân cấp quản lý rõ ràng: từ Đạo là người điều hành chung, xuống các trưởng phòng, tổ trưởng và hàng trăm nhân viên trực tiếp gọi điện cho “khách hàng” theo kịch bản có sẵn.

Ngày 17/6/2025, thực hiện chỉ đạo của Thượng tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cục Cảnh sát hình sự đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an và Công an TP HCM đồng loạt khám xét nhiều địa điểm, bao gồm trụ sở 4 công ty do Đạo điều hành và các kho hàng liên quan.Kết quả bước đầu xác định có 218 đối tượng liên quan; thu giữ 65 laptop, 21 máy tính để bàn, 301 điện thoại bàn, hơn 220 điện thoại di động, cùng nhiều giấy tờ, tài liệu, sổ sách, công cụ, phương tiện phục vụ hành vi phạm tội.

Theo Bộ Công an, đây là vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng có quy mô tổ chức lớn nhất từ trước đến nay, với số lượng đối tượng và nạn nhân tham gia cực kỳ đông đảo, hoạt động tại Việt Nam và núp bóng doanh nghiệp hợp pháp để che giấu hành vi phạm tội.

Cơ quan điều tra đang tiếp tục mở rộng điều tra, đấu tranh với các đối tượng liên quan, củng cố chứng cứ, truy xét các cá nhân đồng phạm khác và sẽ xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Minh Đức

Cảnh báo
Quishing là từ ghép giữa QR code và phishing (lừa đảo qua giả mạo). Đây là chiêu thức lừa đảo mới, tinh vi, tận dụng mã QR quen thuộc để dẫn dụ người dùng đến các trang web giả mạo, cài mã độc, đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản…

Thủ đoạn lừa đảo thời công nghệ cao mang tên quishing

Theo anh Vũ Quang Trí (32 tuổi), làm việc tại Công ty tư vấn đầu tư và phát triển công nghệ AIC (Hà Nội), quét mã QR để thanh toán nhanh, nhận khuyến mãi tiện lợi, nay đang trở thành “cái bẫy ngọt ngào” dẫn dụ người dùng vào vòng xoáy lừa đảo. Từ các quán cà phê, trạm xăng, đến tin nhắn ngân hàng, mọi mã QR không rõ nguồn gốc đều có thể là “cửa ngõ” để kẻ gian chiếm đoạt thông tin, tiền bạc và cả sự riêng tư.

“Có thể nói, quishing đang bủa vây người dùng từ văn phòng ra vỉa hè”, anh Trí nói.

Cẩn thận với những chiêu lừa qua mã QR - Ảnh 1.

Có những thủ đoạn lừa đảo tinh vi ẩn mình dưới lớp mã QR đen trắng

Thực tế, có những trường hợp đã bị lừa đảo vì quét mã QR. Anh Nguyễn Minh Long (34 tuổi, ở 44/26 đường Nguyễn Văn Đậu, Q.Bình Thạnh, TP.HCM), kể: “Khi thanh toán tiền cho chủ tiệm thời trang. Tôi quét mã QR để thanh toán. Tiền bị trừ, nhưng tài khoản chủ tiệm không nhận được tiền. Hóa ra, mã QR đã bị kẻ xấu dán đè lên”.

Anh Phan Thanh Sang (38 tuổi), tài xế xe ôm công nghệ ở TP.Thủ Đức, TP.HCM), cũng kể: “Tôi ghé quán cà phê lề đường, quét mã QR thanh toán. Mã dán mới tinh. Sau vài phút thì thấy ứng dụng ngân hàng trừ tiền, mà quán không nhận được. May mắn ngân hàng khóa giao dịch kịp thời, tôi không mất nhiều”.
Cảnh báo các cuộc tấn công lừa đảo qua mã QR tăng đột biến trên toàn cầu

Cẩn thận với những chiêu lừa qua mã QR

Phan Nguyễn Minh Hiền, sinh viên Trường ĐH Văn Lang, cho biết từng mất tài khoản ShopeePay. Lý do, theo Hiền là: “Mình quét mã QR để nhận voucher đồ ăn, bị dẫn sang trang đăng nhập Shopee. Mình gõ vào mà không biết đó là trang giả. Tài khoản bị chiếm, điểm tích lũy và thông tin thẻ đều bị lộ”.

Trường hợp khác, chị Trần Thị Mai (28 tuổi), ngụ ở 505/5 Nguyễn Kiệm (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), cho hay: “Tôi từng quét mã khi thanh toán để được giảm giá 10%. Nhưng vài tiếng sau phát hiện tiền bị trừ tự động từ thẻ ngân hàng, mà không thể hiểu lý do vì sao. Sau này mới biết là vì cái bẫy mang tên “quishing”.

Cẩn thận với những chiêu lừa qua mã QR - Ảnh 2.

Nhiều nơi kinh doanh dán mã QR để khách thanh toán. Nhưng cẩn thận kẻo kẻ xấu dán đè mã QR

Có những chiếc bẫy ẩn mình dưới lớp mã QR đen trắng 

Theo anh Trương Hoàng Bảo, thành viên diễn đàn chongluadao.vn, đã và đang có những chiếc bẫy ẩn mình dưới lớp mã đen trắng.

Anh Bảo chỉ ra những thủ đoạn lừa đảo liên quan đến mã QR: “Mã QR giả dán tại nơi công cộng. Kẻ gian in mã QR của chúng, dán đè lên QR thật tại quán cà phê, quầy thanh toán, trạm xăng, bến xe… Người dùng tưởng đang chuyển tiền cho cửa hàng nhưng thực chất lại chuyển tiền cho kẻ lừa đảo. Hay mã QR qua tin nhắn hoặc email mạo danh. Theo đó, tin nhắn mạo danh ngân hàng, cơ quan chức năng, ví điện tử… gửi mã QR yêu cầu “xác minh tài khoản”, “cập nhật thông tin”… Một khi người dùng quét và đăng nhập, thông tin sẽ bị đánh cắp”.

Cũng theo anh Bảo, còn có thủ đoạn khác, là kẻ xấu in mã QR lên các sản phẩm quảng cáo, tặng quà, khảo sát, vé số giả… để dụ người dùng quét, từ đó cài phần mềm gián điệp hoặc điều hướng về các trang chứa mã độc.

Anh Vũ Quang Trí, cho rằng hậu quả từ quishing không dừng ở mất tiền. “Tài khoản bị rút sạch trong tích tắc nếu nhập đủ thông tin đăng nhập và OTP. Thông tin cá nhân rò rỉ dẫn đến nguy cơ bị lừa tiếp bằng các chiêu trò khác như mua bảo hiểm giả, đa cấp. Ngoài ra, điện thoại bị cài phần mềm gián điệp, theo dõi thao tác gõ phím, lấy cắp tài liệu, khóa máy đòi chuộc…”, anh Trí nói thêm.

Chỉ vì tiết kiệm ngân sách, camera an ninh giá rẻ có thể mang lại nhiều vấn đề hơn là lợi ích cho cuộc sống của người dùng.

Thay vì mang lại cảm giác an toàn, chúng có thể gây ra những ‘cơn đau đầu’ không đáng có. Không phải tất cả camera an ninh đều được thiết kế với tiêu chuẩn cao, từ chất lượng hình ảnh kém đến các vấn đề về quyền riêng tư.

Cảnh báo về camera an ninh giá rẻ - Ảnh 1.

Các mẫu camera an ninh giá rẻ đặt ra nhiều vấn đề về quyền riêng tư

Báo cáo của Safe Home chỉ ra rằng, trong năm 2023, có khoảng 119 triệu vụ trộm bưu kiện được ghi nhận tại Mỹ, với tỷ lệ 1 trong 180 bưu kiện bị mất. Điều này lý giải cho sự gia tăng của thị trường camera an ninh, có thể đạt hơn 60 tỉ USD vào cuối thập kỷ này, theo Consumer Affairs. Mặc dù vậy, nhiều chủ nhà đã phát hiện rằng một số camera an ninh giá rẻ không đáng tin cậy và có thể làm lộ thông tin cá nhân của họ.

Nhiều điểm yếu từ camera an ninh giá rẻ

Một trong những yếu tố quan trọng của camera an ninh là độ rõ nét của video. Nhiều thiết bị giá rẻ dưới 800.000 đồng cung cấp độ phân giải thấp hơn 1.080p, không đủ để ghi lại chi tiết cần thiết. Ngoài ra, các vấn đề về khung hình trên giây (FPS) và khả năng nén video cũng có thể làm giảm chất lượng hình ảnh và khiến cảnh quay trở nên mờ nhòe, đặc biệt khi có chuyển động.

Top 7 Địa Chỉ Lắp Đặt Camera Cần Thơ uy tín hàng đầu - TRANG TOP

Nhiều người dân ở Đông Hà tự bỏ tiền lắp đặt camera an ninh đường phố

Hơn nữa, camera an ninh sử dụng kết nối Wi-Fi có thể trở thành mục tiêu cho tin tặc. Việc thiết lập các thiết bị này thường yêu cầu người dùng tạo tài khoản lưu trữ thông tin cá nhân. Các camera an ninh giá rẻ thường cung cấp các chính sách lưu trữ không an toàn, gây tác hại cho người dùng.

Lấy ví dụ một sự cố gần đây với công ty bảo mật ADT cho thấy thông tin khách hàng có thể bị xâm nhập. Thậm chí, cảnh quay từ camera cũng có thể bị lộ do lỗi hệ thống, như trường hợp của EUFY khi tiết lộ thông tin về lỗi bảo mật.
HHT – Tội phạm mạng đã sử dụng phần mềm Google AppSheet không cần mã của Google để gửi hàng loạt email lừa đảo.

Theo Công an tỉnh Long An, một chiến dịch lừa đảo trực tuyến mới với thủ đoạn vô cùng tinh vi đang nhắm vào người dùng Facebook, lợi dụng chính một dịch vụ hợp pháp của Google để qua mặt các hệ thống bảo vệ email.Cụ thể, tội phạm mạng đã sử dụng phần mềm Google AppSheet không cần mã của Google để gửi hàng loạt email lừa đảo. Do được gửi đi từ địa chỉ “@appsheet.com” của Google, những email này dễ dàng vượt qua các cơ chế kiểm tra uy tín tên miền và xác thực (như SPF, DKIM, DMARC) của Microsoft cũng như các Secure Email Gateways (SEG), khiến chúng xuất hiện như thư hợp pháp trong hộp thư đến của nạn nhân.

Cảnh báo chiêu trò mới cực tinh vi: Gửi mail lừa đảo để hack Facebook người dùng ảnh 1

(Ảnh minh họa từ Internet)

Mỗi email còn được tạo với một ID riêng biệt, gây khó khăn cho các hệ thống phát hiện truyền thống. Nội dung của các email này giả mạo thông báo từ Facebook với nội dung thông báo người dùng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và tài khoản sẽ bị xóa trong vòng 24 giờ. Để tránh bị khóa tài khoản, người dùng được yêu cầu nhấp vào nút “Submit an Appeal” (gửi đơn kháng nghị).Khi nhấp vào, nạn nhân sẽ bị dẫn đến một trang đích giả mạo thiết kế giống hệt trang đăng nhập của Facebook.
Điều đáng nói, trang giả mạo này lại được lưu trữ trên Vercel, một nền tảng uy tín, càng làm tăng độ tin cậy cho toàn bộ chiến dịch lừa đảo.
Tại đây, nếu người dùng nhập thông tin đăng nhập và mã xác thực hai yếu tố (2FA), toàn bộ dữ liệu này sẽ được gửi thẳng đến cho kẻ tấn công.
Chiêu trò còn tinh vi hơn khi lần đăng nhập đầu tiên trên trang giả mạo thường báo “sai mật khẩu” để nạn nhân nhập lại, nhằm xác nhận thông tin.
Nguy hiểm hơn, mã 2FA sau khi được cung cấp sẽ được tội phạm sử dụng ngay để chiếm đoạt mã token của phiên đăng nhập (session token) từ Facebook, cho phép chúng duy trì quyền truy cập tài khoản ngay cả khi nạn nhân đã đổi mật khẩu.
Người dùng cần hết sức cảnh giác với các email yêu cầu hành động khẩn cấp hoặc cung cấp thông tin cá nhân, ngay cả khi chúng có vẻ đến từ nguồn đáng tin cậy. Luôn kiểm tra kỹ địa chỉ người gửi và không nhấp vào các liên kết đáng ngờ.
Các chuyên gia an ninh mạng vừa cảnh báo về một thủ đoạn tấn công mới, trong đó tin tặc lợi dụng nền tảng TikTok kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) để phát tán mã độc.

Trong bối cảnh các vụ tấn công mạng và rò rỉ dữ liệu ngày càng gia tăng, các chuyên gia bảo mật vừa phát hiện một thủ đoạn tinh vi mới: tin tặc lợi dụng video do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra trên nền tảng TikTok để lừa người dùng tự tay cài đặt phần mềm độc hại, nhằm đánh cắp thông tin trên máy tính chạy Windows 11.

Thủ đoạn này, do công ty bảo mật TrendMicro phanh phui, cho thấy mức độ leo thang đáng báo động trong việc lợi dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho mục đích xấu. Thay vì trực tiếp tạo ra mã độc – điều mà hầu hết các hệ thống AI hiện nay đều có cơ chế ngăn chặn – tin tặc tận dụng AI để sản xuất các video hướng dẫn với giọng đọc tự nhiên. Những video này được ngụy trang dưới dạng mẹo vặt, hướng dẫn sửa lỗi hoặc kích hoạt các phần mềm phổ biến như Windows, Microsoft Office hay Spotify, nhắm vào người dùng tìm cách sử dụng phần mềm lậu.

Điểm tinh vi của phương thức tấn công này nằm ở việc AI chỉ đơn thuần đọc lại các hướng dẫn do tin tặc soạn sẵn. Các video này không chứa liên kết tải xuống trực tiếp hay bất kỳ đoạn văn bản nào có thể bị công cụ kiểm duyệt tự động của TikTok phát hiện và xử lý. Thay vào đó, giọng nói AI từng bước dẫn dắt người xem thực hiện quy trình, khiến họ tin rằng mình đang kích hoạt phần mềm hợp pháp, trong khi thực tế là tự tay tải về và cài đặt mã độc.

Loại phần mềm độc hại được phát tán chủ yếu là các chương trình “infostealer” nguy hiểm như Vidar và StealC. Khi xâm nhập thành công, chúng âm thầm thu thập dữ liệu nhạy cảm trên máy tính nạn nhân, bao gồm thông tin đăng nhập các tài khoản trực tuyến, chi tiết ví tiền điện tử và nhiều dữ liệu cá nhân khác. Đáng lo ngại hơn, các mã độc này có khả năng tự ẩn mình và duy trì hoạt động lâu dài trên hệ thống, khiến việc phát hiện và loại bỏ trở nên hết sức phức tạp.

TrendMicro cho biết đã phát hiện nhiều tài khoản ẩn danh trên TikTok được tạo ra nhằm đăng tải các video độc hại do AI sản xuất. Một trong số các video này từng đạt tới 500.000 lượt xem, cho thấy mức độ lây lan nguy hiểm của hình thức tấn công, đặc biệt khi thuật toán TikTok có thể vô tình khuếch đại khả năng tiếp cận và hiển thị của các video “viral”.

Để tự bảo vệ, người dùng cần đặc biệt cảnh giác, tuyệt đối không làm theo những hướng dẫn đáng ngờ từ các nguồn không rõ ràng trên mạng xã hội, nhất là các video hướng dẫn sử dụng hoặc kích hoạt phần mềm không có bản quyền. Trong trường hợp nghi ngờ máy tính bị nhiễm mã độc, hãy tìm đến các chuyên gia hoặc công ty bảo mật để được hỗ trợ, tiến hành quét và loại bỏ phần mềm độc hại, đồng thời ngay lập tức thay đổi toàn bộ mật khẩu quan trọng và rà soát các giao dịch tài chính bất thường nhằm phòng ngừa thiệt hại.

Trước sự phát triển không ngừng của công nghệ AI, các chiêu trò lừa đảo tương tự được dự báo sẽ ngày càng tinh vi và lan rộng. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với các nền tảng mạng xã hội trong việc thắt chặt kiểm duyệt nội dung, đồng thời đòi hỏi người dùng phải nâng cao ý thức cảnh giác để bảo vệ chính mình trước nguy cơ mất an toàn thông tin.

Theo BGR