Tin tức

Tin nổi bật

Ứng dụng AI trong nhiều tòa soạn báo ở Việt Nam được đánh giá còn tự phát, manh mún, thiếu chiến lược tổng thể để giải quyết những thách thức sinh tử.

Tại Hội thảo AI và chiến lược chuyển đổi số của các tòa soạn báo Việt Nam sáng 20/6 ở Hà Nội, ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (IPS), nhận định: “Ứng dụng AI trong báo chí Việt Nam hiện vẫn manh mún và thiếu tầm nhìn dài hạn”.

Theo khảo sát của IPS năm 2024, 64,6% cơ quan báo chí trong nước đã bắt đầu ứng dụng AI, tăng gấp đôi so với mức 27,3% của năm trước đó. Tuy nhiên, chỉ dưới 10 tòa soạn có chính sách về sử dụng AI, và đa phần mới ứng dụng ở khâu sản xuất nội dung như gợi ý tiêu đề, kiểm tra chính tả, tạo hình minh họa… Trong khi đó, các lĩnh vực có khả năng tạo đột phá như nghiên cứu độc giả, phát triển kinh doanh lại ít được đầu tư.

Viện trưởng Viện IPS - Nguyễn Quang Đồng tại Hội báo 2025. Ảnh: Trọng Đạt

Viện trưởng IPS Nguyễn Quang Đồng tại Hội báo 2025. Ảnh: Trọng Đạt

“Chúng ta đang đặt trọng tâm sai. AI đang được các tòa soạn Việt Nam dùng để hỗ trợ sản xuất bài viết, thay vì giải quyết bài toán về mô hình kinh doanh, trải nghiệm độc giả, giữ chân người đọc – những yếu tố sống còn của báo chí”, ông Đồng nói. Theo ông, điều nguy hiểm là nhiều tòa soạn sa đà vào việc áp dụng AI như các công cụ hỗ trợ cá nhân nhà báo, thay vì tiếp cận từ góc độ tổ chức với chiến lược bài bản.

Ghi nhận của IPS cho thấy phần lớn tòa soạn không đủ nguồn lực tài chính, nhân sự để đầu tư AI một cách nghiêm túc. Nhiều nơi chỉ sử dụng công cụ miễn phí như ChatGPT, Gemini, với ngân sách dưới một triệu đồng. “Với mức đầu tư như vậy, không thể gọi là ứng dụng AI ở cấp độ tòa soạn được”, ông Đồng nhận xét. “VnExpress và VnEconomy là những ví dụ hiếm hoi về việc ứng dụng AI bài bản ở cấp độ tòa soạn”.

VnExpress đã đẩy mạnh, tối ưu hóa việc ứng dụng thuật toán công nghệ và AI ở phần lớn khâu nội dung từ tác nghiệp của phóng viên, biên tập, sản xuất nội dung đến các sản phẩm nội dung độc quyền đa phương tiện.

Trong đó, một số ứng dụng nổi bật như thuật toán sắp xếp nội dung trang chủ theo nguyên tắc cá nhân hóa một phần, đảm bảo độc giả dễ tiếp cận tin chưa đọc ở vị trí thuận tiện nhất. Podcast Generation cung cấp công cụ sản xuất chương trình Điểm tin Podcast, thay thế 70% sức người bằng công nghệ, sản xuất 3 điểm tin mỗi ngày. Ứng dụng Robot Journalism tham gia viết bài tổng hợp thị trường chứng khoán, bản tin tổng hợp thể thao, trắc nghiệm. Translation AI giúp chuyển ngữ bài tiếng Việt sang tiếng Anh.

Chuyên mục Điểm tin Podcast trên VnExpress với giọng đọc AI. Ảnh: Lưu Quý

Chuyên mục Điểm tin Podcast trên VnExpress với giọng đọc AI. Ảnh: Lưu Quý

Tòa soạn cũng triển khai Personalization – tính năng MyVnE cho phép độc giả đăng nhập tùy chỉnh chuyên mục, chủ đề theo nhu cầu; hay tính năng đọc nhanh – sử dụng công nghệ AI tóm tắt tin tức cho độc giả bằng văn bản và giọng nói.

Trong khi đó, chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng AI, Tổng thư ký tạp chí VnEconomy Đào Quang Bính cho hay việc đầu tiên tòa soạn nghĩ đến là phát triển công cụ dịch cho tạp chí phiên bản tiếng Anh.

Theo ông, báo đã tự phát triển AI dịch song ngữ Anh – Việt về nội dung kinh tế, với độ chính xác 95%. “Bài báo tiếng Việt chuyển sang tiếng Anh chỉ mất hai phút, biên tập viên chỉnh sửa thêm 5-10 phút, và gần như không phải hiệu đính. Chúng tôi đã áp dụng công cụ này được 8 tháng, giúp tăng năng suất cả chục lần”, ông nói.

Tòa soạn này cũng phát triển trợ lý ảo Askonomy. Người trả tiền đọc báo được cấp quyền truy cập trợ lý ảo. Khi người dùng đặt câu hỏi, Askonomy đưa ra câu trả lời cụ thể, dựa trên nguồn nội dung dữ liệu là các bài viết đăng trên tạp chí.

Viện IPS đánh giá tương lai của báo chí sẽ ngày càng thách thức khi độc giả chuyển từ truy cập qua công cụ tìm kiếm sang dùng chatbot AI để lấy thông tin, khiến báo chí ít được “ghé qua” như trước. Nguồn thu quảng cáo sẽ giảm theo. Vì vậy, AI cần được nhìn nhận như một công cụ để giải bài toán mô hình kinh doanh, thay vì chỉ là công cụ hỗ trợ sản xuất nội dung.

Theo Viện trưởng, các cơ quan báo chí nên tiếp cận AI một cách tổng thể và có chiến lược. Trong đó, cần dùng AI để tác động đến chiến lược thu hút, giữ chân độc giả và tạo nguồn thu bởi đây mới là điều sống còn đối với các tòa soạn. Để làm như vậy, tòa soạn cần có tư duy, lộ trình đầu tư cho công nghệ, đồng thời cũng cần có bộ quy tắc ứng xử, hướng dẫn phóng viên, biên tập viên dùng AI có trách nhiệm và an toàn.

Trọng Đạt

Sau một tháng cao điểm kiểm tra hàng hoá trên cả nước, lực lượng quản lý thị trường xử lý 3.114 vụ vi phạm, tổng giá trị xử lý hơn 63 tỷ đồng.

Chiến dịch được phát động từ 15/5 đến 15/6 theo chỉ đạo của Thủ tướng, do Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) chủ trì. Trong thời gian này, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 3.891 vụ việc, xử lý hơn 3.100 vụ vi phạm. Trong đó, số tiền xử phạt hành chính vượt 32 tỷ đồng, hàng hóa vi phạm bị tịch thu trị giá gần 31 tỷ đồng, và tổng số tiền nộp ngân sách đạt gần 36 tỷ đồng.

Trong đó, 26 vụ có dấu hiệu hình sự đã được chuyển cho cơ quan điều tra, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Quản lý thị trường kiểm tra hàng giả tại các trung tâm thương mại. Ảnh: Quản lý thị trường

Quản lý thị trường kiểm tra hàng giả tại các trung tâm thương mại. Ảnh: Quản lý thị trường

Hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chiếm tỷ trọng lớn nhất, với 1.580 vụ, tương đương 52% tổng số, số tiền xử phạt 16 tỷ đồng. Tiếp theo là nhóm buôn lậu với 648 vụ, chiếm hơn 21%, xử phạt hơn 6 tỷ đồng.

Một số nhóm hàng nhạy cảm như thuốc, thực phẩm chức năng tiếp tục được giám sát chặt. Riêng nhóm này, từ năm 2021 đến nay, lực lượng chức năng đã xử lý gần 1.000 vụ, trong đó có 783 vụ liên quan đến sữa vi phạm.

Nhiều vụ việc nổi cộm được phát hiện trong đợt cao điểm như: tạm giữ hơn 500 sản phẩm giả mạo thương hiệu tại trung tâm Đà Nẵng; phát hiện cơ sở sản xuất tất giả tại La Phù, Hà Nội; thu giữ hàng nghìn sản phẩm nhái thương hiệu nổi tiếng tại Saigon Square, TP HCM. Gần đây nhất, ngày 9/6, lực lượng chức năng kiểm tra 4 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm tại Hà Nội và phát hiện 3.500 sản phẩm nhập lậu không rõ nguồn gốc, cho thấy sự tinh vi trong việc trà trộn hàng giả với hàng thật.

Cục trưởng Trần Hữu Linh cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra, kết hợp công nghệ số và dữ liệu liên thông để giám sát thị trường hiệu quả hơn, nhất là trong lĩnh vực thương mại điện tử. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng sẽ triển khai các chương trình tuyên truyền, ký cam kết với các tổ chức, cá nhân kinh doanh nhằm nâng cao nhận thức và tuân thủ pháp luật.

“Chúng tôi cam kết hành động mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh”, ông Linh nói.

Thi Hà

Thế nhưng những người con của ông Durov sẽ không thể “ngồi mát ăn bát vàng” ngay lập tức.

Có hơn 100 người con khắp thế giới, tất cả đều được thừa kế tài sản tỷ USD của CEO Telegram- Ảnh 1.

Pavel Durov, tỷ phú 40 tuổi sáng lập nên ứng dụng nhắn tin Telegram, vừa gây chấn động dư luận khi tiết lộ kế hoạch để lại toàn bộ gia tài khổng lồ trị giá 13,9 tỷ USD cho hơn 100 đứa con của mình trên khắp thế giới.

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với tạp chí Le Point của Pháp, CEO Telegram đã chia sẻ câu chuyện đầy bất ngờ về cuộc sống riêng tư và kế hoạch di sản đặc biệt. Durov thừa nhận ông là cha chính thức của 6 đứa con với 3 người phụ nữ khác nhau, nhưng con số này chỉ là phần nổi của tảng băng.

Có hơn 100 người con khắp thế giới, tất cả đều được thừa kế tài sản tỷ USD của CEO Telegram- Ảnh 2.

CEO và là nhà đồng sáng lập Telegram, Pavel Durov

Điều khiến công chúng thực sự kinh ngạc là việc Durov đã bắt đầu hiến tinh trùng từ 15 năm trước, và theo ông, hơn 100 em bé đã được sinh ra từ cách thức này. ” Tôi muốn làm rõ rằng tôi không phân biệt giữa các con của mình: có những đứa được sinh ra tự nhiên và có những đứa đến từ việc hiến tinh trùng của tôi. Chúng đều là con tôi và sẽ có quyền bình đẳng ,” ông khẳng định một cách nghiêm túc.

Quyết định này không chỉ thể hiện quan niệm độc đáo về gia đình mà còn phản ánh tư duy kinh doanh táo bạo đã giúp Durov xây dựng nên đế chế Telegram với hơn 1 tỷ người dùng hoạt động trên toàn cầu. Theo Bloomberg Billionaires Index, tài sản của ông hiện được ước tính lên tới 13,9 tỷ USD, khiến ông trở thành một trong những người giàu nhất thế giới.

Tuy nhiên, những đứa con của Durov sẽ không thể “ngồi mát ăn bát vàng” ngay lập tức. Trong di chúc được viết gần đây, ông quy định rằng tất cả con cái sẽ không được quyền động đến tài sản trong vòng 30 năm kể từ hiện tại. Động thái này cho thấy Durov muốn đảm bảo con em của mình phải tự lập trước khi thừa hưởng gia tài khổng lồ.

Phong cách sống của Durov cũng không kém phần đặc biệt. Ông nổi tiếng với những hành vi đôi khi khiêu khích, từng gây sốt mạng xã hội khi đăng ảnh khoe thân hình cơ bắp chúc mừng 11,1 triệu người theo dõi nhân dịp lễ Phục Sinh. Thói quen hàng ngày của ông bao gồm 300 lần hít đất và 300 lần squat, đồng thời tránh hoàn toàn rượu bia, cà phê và trà.

Cuộc sống phi thường này diễn ra trong bối cảnh Durov đang phải đối mặt với những thách thức pháp lý nghiêm trọng. Chính quyền Pháp đã buộc tội ông về việc để cho tội phạm hoạt động trên nền tảng Telegram, những cáo buộc mà Durov kiên quyết phủ nhận.

Dù vậy, những rắc rối pháp lý dường như không làm lung lay quyết tâm của vị tỷ phú trong việc xây dựng di sản cho thế hệ tương lai. Việc ông coi tất cả những đứa con, dù sinh ra bằng cách nào, đều có quyền thừa kế như nhau, phản ánh một quan niệm tiến bộ về gia đình và trách nhiệm xã hội.

Theo Nguyễn Hải

Thanh niên Việt

Thậm chí bạn còn không cần phải có tiền ảo trong ví để bị “lấy cắp” tiền ảo!

Giới chức Ukraine mới đây đã bắt giữ một hacker bị cáo buộc xâm nhập hơn 5.000 tài khoản tại một công ty lưu trữ dữ liệu toàn cầu, sau đó sử dụng các tài khoản này để khai thác tiền ảo. Theo Cảnh sát Mạng Ukraine, đối tượng đã cài đặt các máy ảo trên những máy chủ bị kiểm soát nhằm vận hành phần mềm “đào coin”, khiến công ty bị thiệt hại khoảng 185 triệu hryvnia tương đương gần 4,5 triệu USD theo tỷ giá hiện tại.

Cảnh sát cho biết nghi phạm, 35 tuổi, đã sử dụng các công cụ tình báo nguồn mở từ năm 2018 để tìm và khai thác lỗ hổng trong hạ tầng mạng của nhiều công ty khác nhau.

Khi bị bắt giữ, lực lượng chức năng đã thu giữ máy tính, điện thoại di động, thẻ ngân hàng và nhiều tang vật khác liên quan đến các vụ xâm nhập. Ngoài ra, họ còn phát hiện thông tin đăng nhập email bị đánh cắp, ví tiền mã hóa chứa số coin được đào từ các tài khoản bị chiếm quyền, phần mềm tự động điều khiển hàng loạt máy ảo, cũng như công cụ truy cập từ xa và đánh cắp dữ liệu. Nghi phạm cũng bị phát hiện sở hữu nhiều tài khoản trên các diễn đàn hacker, song chưa rõ liệu người này hành động một mình hay có đồng phạm.

Do cuộc điều tra vẫn đang diễn ra, cảnh sát cho biết các cáo buộc bổ sung có thể sẽ được đưa ra tùy theo kết quả cuối cùng. Theo luật pháp Ukraine, nếu bị kết tội nghi phạm có thể phải đối mặt với mức án lên tới 15 năm tù. Hiện vẫn chưa rõ liệu nhà nước có tịch thu số tiền ảo thu lợi bất chính hay các nạn nhân sẽ phải chi trả (hoặc được hoàn lại) những khoản phí phát sinh từ hoạt động khai thác phi pháp này.

Đây không phải là vụ tấn công liên quan đến tiền ảo đầu tiên được phát hiện trong năm nay. Trước đó, sàn Coinbase đã bị mất 400 triệu USD, còn ByBit trở thành nạn nhân của vụ hack lớn nhất lịch sử ngành tiền ảo với thiệt hại lên tới 1,5 tỷ USD.

Một vụ khác gây chú ý là hai anh em đã can thiệp vào các giao dịch Ethereum trước khi được xác thực, qua đó chuyển 25 triệu USD về tài khoản của mình thay vì đến tay người nhận hợp pháp. Tuy nhiên, trường hợp lần này có phần khác biệt, thay vì đánh cắp tiền trực tiếp từ ví hacker lại chiếm đoạt tài nguyên xử lý của các công ty mà họ không hay biết.

Khi việc khai thác tiền ảo vẫn là lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận, ngày càng có nhiều người tìm cách chiếm đoạt bằng các hình thức gian lận hoặc tấn công mạng. Vụ việc lần này cho thấy ngay cả khi bạn không sở hữu bất kỳ tài sản tiền ảo nào, bạn vẫn có thể trở thành nạn nhân thông qua những cách gián tiếp.

Lỗ hổng zero-day nghiêm trọng trên Google Chrome đặt hàng tỷ người dùng vào nguy cơ bị rò rỉ dữ liệu nhạy cảm.

Một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng vừa được phát hiện trên trình duyệt Google Chrome và các trình duyệt dựa trên nhân Chromium, đặt hàng tỷ người dùng trên cả hai nền tảng Windows và Linux vào tình trạng báo động về nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu nhạy cảm.

Theo TechRadar, lỗ hổng mang mã định danh CVE-2025-4664 được đánh giá là zero-day – tức chưa có bản vá chính thức tại thời điểm phát hiện – và đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ giới chuyên gia bảo mật toàn cầu.

Các nhà nghiên cứu từ công ty an ninh mạng Wazuh cho biết, điểm nguy hiểm của lỗ hổng này nằm ở khả năng rò rỉ dữ liệu quan trọng như mã xác thực OAuth và định danh phiên đăng nhập (session identifier) mà không cần bất kỳ tương tác nào từ phía người dùng.

Cụ thể, lỗ hổng xuất phát từ thành phần Loader trong trình duyệt Chrome, liên quan đến cách xử lý tiêu đề HTTP Link khi tải các tài nguyên phụ như hình ảnh hoặc đoạn mã script. Khác với nhiều trình duyệt phổ biến hiện nay, Chrome vẫn tuân thủ chỉ thị referrer-policy ngay cả đối với các tài nguyên phụ, tạo điều kiện cho kẻ tấn công chèn các chính sách truy xuất lỏng lẻo như unsafe-url, từ đó làm rò rỉ toàn bộ URL chứa dữ liệu nhạy cảm sang các tên miền của bên thứ ba.

Đại diện Wazuh cho biết, mô-đun Wazuh Vulnerability Detection, kết hợp với dữ liệu từ nền tảng Cyber Threat Intelligence (CTI), có khả năng phát hiện và hỗ trợ khắc phục lỗ hổng này. Trong môi trường kiểm thử, Wazuh đã chứng minh khả năng quét và phát hiện các phiên bản Chrome hoặc Chromium dễ bị khai thác trên hệ điều hành Windows 11 và Debian 11.

Lỗ hổng bảo mật trên Chrome đe dọa an toàn dữ liệu người dùng (Ảnh: SCWorld)

Trước mối đe dọa nghiêm trọng từ lỗ hổng CVE-2025-4664, Google đã nhanh chóng phát hành bản vá khẩn cấp dành cho người dùng Chrome trên hệ điều hành Windows và Gentoo Linux. Người dùng trên hai nền tảng này được khuyến cáo cập nhật trình duyệt ngay lập tức để giảm thiểu nguy cơ bị tấn công.

Tuy nhiên, tình hình trở nên đáng lo ngại hơn đối với người dùng trình duyệt Chromium trên Debian 11, khi tất cả các phiên bản cho đến 120.0.6099.224 đều được xác nhận là vẫn còn tồn tại lỗ hổng và chưa có bản cập nhật vá lỗi nào được phát hành. Các chuyên gia bảo mật khuyến cáo người dùng tạm thời gỡ cài đặt trình duyệt này cho đến khi có phiên bản an toàn thay thế.

Mặc dù Google đã có động thái kịp thời, giới chuyên gia cảnh báo rằng việc chỉ trông chờ vào các bản cập nhật trình duyệt là chưa đủ để đối phó hiệu quả với các mối đe dọa zero-day ngày càng tinh vi. Người dùng cá nhân và doanh nghiệp được khuyến nghị nên triển khai thêm các giải pháp bảo vệ điểm cuối (endpoint protection), kết hợp với phần mềm chống mã độc và diệt virus, nhằm thiết lập một hệ thống phòng thủ nhiều lớp, tăng cường khả năng phát hiện và ngăn chặn các hành vi khai thác lỗ hổng theo thời gian thực.

 

Cảnh báo

Apple đối mặt với vụ kiện vì quảng cáo sai sự thật về Apple Intelligence, khi nhiều tính năng AI được hứa hẹn vẫn chưa khả dụng sau nhiều tháng.

Đơn kiện được đệ trình ngày 19/3 tại Tòa án Quận Hoa Kỳ ở San Jose, yêu cầu xét xử theo diện tập thể và đòi bồi thường thiệt hại cho những khách hàng đã mua iPhone và các thiết bị khác có hỗ trợ Apple Intelligence nhưng chưa nhận được đầy đủ các tính năng như Apple cam kết.

Theo nguyên đơn, Apple đã tạo ra kỳ vọng lớn trong lòng người tiêu dùng rằng các tính năng AI tiên tiến sẽ có mặt ngay khi sản phẩm được tung ra thị trường.

“Các quảng cáo của Apple khiến người dùng tin rằng những tính năng đột phá này sẽ sẵn sàng khi iPhone được phát hành.

Tuy nhiên, trái với tuyên bố của Apple về khả năng AI tiên tiến, các thiết bị được trang bị Apple Intelligence bị hạn chế đáng kể hoặc hoàn toàn không có, khiến người tiêu dùng hiểu lầm về hiệu suất và tính hữu dụng thực tế của công nghệ này”, đơn kiện nêu rõ.

Dù Apple đã gỡ bỏ một số quảng cáo, công ty vẫn chưa thu hồi hoàn toàn những tuyên bố bị cho là gây hiểu lầm từ mùa hè năm 2024. Nguyên đơn cũng cho rằng Apple chưa đưa ra bất kỳ biện pháp nào để bồi thường cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi những quảng cáo sai lệch này.

Đây không phải lần đầu Apple vướng vào tranh cãi liên quan đến việc triển khai tính năng mới. Tuy nhiên, vụ kiện lần này diễn ra trong bối cảnh công ty gặp nhiều khó khăn trong quá trình đưa Apple Intelligence ra thị trường.

Hàng loạt tính năng AI được quảng bá trong bộ Apple Intelligence, từng được giới thiệu năm ngoái như một điểm nhấn để bán iPhone 16 Series, đến nay vẫn chưa được cung cấp cho người dùng (Ảnh: 9to5Mac)

Theo Bloomberg, CEO Tim Cook được cho là “đã mất niềm tin” vào ông John Giannandrea, Giám đốc phụ trách AI của Apple, do tiến độ chậm trễ trong quá trình phát triển sản phẩm. Điều này càng làm dấy lên lo ngại về vị thế của Apple trong cuộc đua AI khi các đối thủ như Google và Microsoft liên tục ra mắt những công nghệ tiên tiến.

Nhà phân tích Ming-Chi Kuo nhận định, những nỗ lực phát triển Apple Intelligence chưa giúp Apple thúc đẩy doanh số bán iPhone mới.

Những nguồn tin từ chuỗi cung ứng cho biết phần lớn người dùng không quan tâm đến các tính năng AI khi mua một mẫu máy mới. Một khảo sát từ SellCell thậm chí chỉ ra rằng hầu hết người dùng vẫn chưa nhận thấy giá trị thực sự từ Apple Intelligence.

“Apple đã không thể duy trì được sự hào hứng của người dùng sau lần công bố Apple Intelligence tại WWDC 2024. Các đối thủ đã có những bước tiến quá nhanh chỉ trong vài tháng sau đó”, ông Kuo nhận xét.

Apple đã triển khai các tính năng của Apple Intelligence theo từng giai đoạn. Trên phiên bản iOS 18.1, hãng đã ra mắt trình soạn thảo văn bản và công cụ tóm tắt nội dung. Với iOS 18.2, Apple bổ sung thêm Genmoji, Image Playgrounds và tích hợp ChatGPT.

Nguồn: CafeF

Google vừa khởi kiện một nhóm đối tượng bị cáo buộc tạo hàng nghìn doanh nghiệp ảo trên Google Maps nhằm thu thập và bán thông tin cá nhân của người dùng.

Theo Business Insider, “gã khổng lồ” công nghệ Google đã đệ đơn kiện Yaniv Asayag, một cư dân bang Maryland (Mỹ), cùng khoảng 20 đồng phạm, với cáo buộc dựng lên hàng loạt doanh nghiệp giả mạo trên Google Maps để lừa đảo người dùng.

Đơn kiện trình lên tòa án liên bang California (Mỹ) nêu rõ nhóm này liên tục thực hiện các hành vi gian lận, lợi dụng nền tảng của Google để tạo và chỉnh sửa danh sách doanh nghiệp. Các doanh nghiệp giả chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ khẩn cấp như sửa chữa điều hòa, cứu hộ xe và sửa khóa.

Nhóm này đã thao túng hệ thống bằng cách tạo các trang doanh nghiệp giả, đăng tải hàng loạt đánh giá tích cực ảo để thu hút khách hàng. Khi người dùng liên hệ, thông tin cá nhân của họ sẽ bị thu thập và bán cho các công ty tiếp thị.

Đáng chú ý, Google cáo buộc rằng thông tin này còn có thể bị bán cho các doanh nghiệp hoạt động thiếu minh bạch, như tính phí quá cao hoặc tống tiền. Theo Google, tình trạng lừa đảo trong lĩnh vực dịch vụ là “rất phổ biến”, chủ yếu do các chiêu trò tạo khách hàng tiềm năng giả mạo.

Google đang gỡ bỏ hơn 10.000 doanh nghiệp giả mạo trên Google Maps (Ảnh: NurPhoto/Getty Images)

Một ví dụ được Google đưa ra là doanh nghiệp giả mạo “ByDennis Cleaner”, chỉ một tháng sau khi được tạo đã đổi tên thành “MS Locksmith”. Trong vòng một năm, nhóm này đã chỉnh sửa thông tin của gần 150 doanh nghiệp với hơn 1.000 lần thay đổi, gây ra không ít thiệt hại cho người dùng.

Bà Halimah DeLaine Prado, Tổng cố vấn của Google, khẳng định công ty không cho phép các doanh nghiệp giả mạo xuất hiện trên Google Maps và đã triển khai nhiều công cụ nhằm bảo vệ người dùng cũng như doanh nghiệp hợp pháp. Bà nhấn mạnh rằng vụ kiện lần này là một thông điệp mạnh mẽ, khẳng định Google sẽ không dung thứ cho các hành vi lừa đảo trên nền tảng của mình.

Trong khi đó, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) khuyến cáo người dùng nên kiểm tra kỹ lưỡng địa chỉ website (URL), đồng thời tìm hiểu đánh giá và khiếu nại về doanh nghiệp trước khi liên hệ để tránh trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo.

Theo Business Insider/CafeF