Tin tức

Tin nổi bật
Công an tỉnh Kiên Giang vừa phát hiện kho hàng chứa lượng lớn mỹ phẩm làm đẹp da nghi là hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng.

Chiều 27.6, tin từ Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, đơn vị vừa kiểm tra, phát hiện một kho hàng chứa nhiều mỹ phẩm làm đẹp da nghi là hàng giả nhãn hiệu.

 - Ảnh 1.

Lực lượng Công an tỉnh Kiên Giang kiểm tra, thu giữ số mỹ phẩm làm đẹp da nghi là hàng giả nhãn hiệu nổi tiếng

Theo đó, qua công tác nắm tình hình, ngày 20.6, lực lượng Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và môi trường Công an tỉnh Kiên Giang phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra kho hàng tại tổ 7, ấp Đông Lộc, xã Thạnh Đông, H.Tân Hiệp. 

Qua kiểm tra phát hiện trong kho có 510 hộp mỹ phẩm làm đẹp da, có dấu hiệu vi phạm, không rõ nguồn gốc, nghi là hàng giả mạo nhãn hiệu của một công ty mỹ phẩm nổi tiếng.

Bước đầu làm việc, bà V.T.T.T (32 tuổi) và ông T.N.L (40 tuổi, cùng ở xã Đông Lộc, H.Tân Hiệp) khai nhận kho hàng trên do cả 2 làm chủ. Số mỹ phẩm trên được bà T. mua từ nguồn hàng trôi nổi. Sau đó, T. lập tài khoản mạng xã hội giả mạo thương hiệu chính hãng; đồng thời tải các clip quảng cáo của doanh nghiệp thật để rao bán mỹ phẩm giả trên các nền tảng mạng xã hội nhằm kiếm lời.

 - Ảnh 2.

Bà V.T.T.T cùng số hàng bị Công an tỉnh Kiên Giang phát hiện nghi là mỹ phẩm giả thương hiệu

Công an tỉnh Kiên Giang đã lập hồ sơ tạm giữ toàn bộ mỹ phẩm nghi hàng giả nêu trên để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

TPO – Tối 20/6, thông tin từ Bộ Công an cho biết, Cục Cảnh sát hình sự (C02) đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ và Công an TP HCM đồng loạt khám xét, triệt phá một đường dây tội phạm sử dụng mạng viễn thông, mạng máy tính để lừa đảo chiếm đoạt tài sản với quy mô đặc biệt lớn, có tổ chức tinh vi, do đối tượng Trần Quang Đạo (SN 1991, trú huyện Hóc Môn, TP HCM) cầm đầu.

Hàng nghìn bị hại là người già, người thu nhập thấpThủ đoạn biến hàng trăm nghìn người thành nạn nhân của đường dây lừa đảo núp bóng doanh nghiệp ảnh 1 (Ảnh: Bộ Công an)

Theo kết quả điều tra bước đầu, từ đầu năm 2023 đến nay, băng nhóm do Trần Quang Đạo tổ chức đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hàng trăm nghìn nạn nhân trên khắp cả nước, phần lớn là người cao tuổi, người thu nhập thấp, sống phụ thuộc vào lương hưu, tiền tiết kiệm hoặc trợ cấp từ gia đình. Đặc biệt, nhiều người trong số này đang có nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhưng lại thiếu kiến thức về thị trường sản phẩm, thông tin dinh dưỡng và kỹ năng công nghệ, trở thành mục tiêu dễ bị dụ dỗ, lừa gạt.

Riêng trong hơn 100 ngày gần đây, nhóm này đã chiếm đoạt tiền của hơn 10.000 người, với số tiền trên 50 tỷ đồng. Tổng số tài sản bị chiếm đoạt từ đầu năm 2023 đến nay được ước tính lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Băng nhóm này đã thu thập, mua bán dữ liệu cá nhân bị lộ lọt trên không gian mạng. Sau đó, các đối tượng giả danh là nhân viên của các bệnh viện, cơ sở y tế, trung tâm dinh dưỡng, dùng phần mềm gọi điện có mã hóa đầu số nhằm tăng tính tin cậy, để tiếp cận người cao tuổi.

Thông qua các cuộc gọi, chúng mời chào, tư vấn tặng quà, khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, đồng thời yêu cầu người nghe nộp phí vận chuyển, phí hoàn thuế, phí bảo hiểm sản phẩm,… để được nhận phần quà giá trị hoặc tham gia chương trình “trúng thưởng”.

Các đối tượng thường xuyên nâng giá trị “quà tặng”, đưa ra cam kết hoàn tiền sau khi nhận sản phẩm, khiến nạn nhân tin tưởng và nộp nhiều khoản phí hơn. Sau khi nhận tiền, bọn chúng cắt liên lạc và không gửi hàng hoặc gửi sản phẩm không đúng cam kết, chiếm đoạt toàn bộ số tiền đã thu.

Để điều hành hoạt động tội phạm quy mô lớn, Trần Quang Đạo đã chỉ đạo người thân đứng tên thành lập 4 công ty, thuê trụ sở, mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ việc lừa đảo. Các công ty này được tổ chức bài bản như một hệ thống kinh doanh thực sự, có đầy đủ các phòng ban chức năng như: Phòng hành chính – nhân sự – kế toán; Phòng kinh doanh; Phòng chăm sóc khách hàng.Thủ đoạn biến hàng trăm nghìn người thành nạn nhân của đường dây lừa đảo núp bóng doanh nghiệp ảnh 2Tại các công ty của nhóm đối tượng, lực lượng chức năng thu giữ nhiều tài liệu quan trọng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các bị hại.

Hệ thống này được phân cấp quản lý rõ ràng: từ Đạo là người điều hành chung, xuống các trưởng phòng, tổ trưởng và hàng trăm nhân viên trực tiếp gọi điện cho “khách hàng” theo kịch bản có sẵn.

Ngày 17/6/2025, thực hiện chỉ đạo của Thượng tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cục Cảnh sát hình sự đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an và Công an TP HCM đồng loạt khám xét nhiều địa điểm, bao gồm trụ sở 4 công ty do Đạo điều hành và các kho hàng liên quan.Kết quả bước đầu xác định có 218 đối tượng liên quan; thu giữ 65 laptop, 21 máy tính để bàn, 301 điện thoại bàn, hơn 220 điện thoại di động, cùng nhiều giấy tờ, tài liệu, sổ sách, công cụ, phương tiện phục vụ hành vi phạm tội.

Theo Bộ Công an, đây là vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng có quy mô tổ chức lớn nhất từ trước đến nay, với số lượng đối tượng và nạn nhân tham gia cực kỳ đông đảo, hoạt động tại Việt Nam và núp bóng doanh nghiệp hợp pháp để che giấu hành vi phạm tội.

Cơ quan điều tra đang tiếp tục mở rộng điều tra, đấu tranh với các đối tượng liên quan, củng cố chứng cứ, truy xét các cá nhân đồng phạm khác và sẽ xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Minh Đức

HHT – Tội phạm mạng đã sử dụng phần mềm Google AppSheet không cần mã của Google để gửi hàng loạt email lừa đảo.

Theo Công an tỉnh Long An, một chiến dịch lừa đảo trực tuyến mới với thủ đoạn vô cùng tinh vi đang nhắm vào người dùng Facebook, lợi dụng chính một dịch vụ hợp pháp của Google để qua mặt các hệ thống bảo vệ email.Cụ thể, tội phạm mạng đã sử dụng phần mềm Google AppSheet không cần mã của Google để gửi hàng loạt email lừa đảo. Do được gửi đi từ địa chỉ “@appsheet.com” của Google, những email này dễ dàng vượt qua các cơ chế kiểm tra uy tín tên miền và xác thực (như SPF, DKIM, DMARC) của Microsoft cũng như các Secure Email Gateways (SEG), khiến chúng xuất hiện như thư hợp pháp trong hộp thư đến của nạn nhân.

Cảnh báo chiêu trò mới cực tinh vi: Gửi mail lừa đảo để hack Facebook người dùng ảnh 1

(Ảnh minh họa từ Internet)

Mỗi email còn được tạo với một ID riêng biệt, gây khó khăn cho các hệ thống phát hiện truyền thống. Nội dung của các email này giả mạo thông báo từ Facebook với nội dung thông báo người dùng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và tài khoản sẽ bị xóa trong vòng 24 giờ. Để tránh bị khóa tài khoản, người dùng được yêu cầu nhấp vào nút “Submit an Appeal” (gửi đơn kháng nghị).Khi nhấp vào, nạn nhân sẽ bị dẫn đến một trang đích giả mạo thiết kế giống hệt trang đăng nhập của Facebook.
Điều đáng nói, trang giả mạo này lại được lưu trữ trên Vercel, một nền tảng uy tín, càng làm tăng độ tin cậy cho toàn bộ chiến dịch lừa đảo.
Tại đây, nếu người dùng nhập thông tin đăng nhập và mã xác thực hai yếu tố (2FA), toàn bộ dữ liệu này sẽ được gửi thẳng đến cho kẻ tấn công.
Chiêu trò còn tinh vi hơn khi lần đăng nhập đầu tiên trên trang giả mạo thường báo “sai mật khẩu” để nạn nhân nhập lại, nhằm xác nhận thông tin.
Nguy hiểm hơn, mã 2FA sau khi được cung cấp sẽ được tội phạm sử dụng ngay để chiếm đoạt mã token của phiên đăng nhập (session token) từ Facebook, cho phép chúng duy trì quyền truy cập tài khoản ngay cả khi nạn nhân đã đổi mật khẩu.
Người dùng cần hết sức cảnh giác với các email yêu cầu hành động khẩn cấp hoặc cung cấp thông tin cá nhân, ngay cả khi chúng có vẻ đến từ nguồn đáng tin cậy. Luôn kiểm tra kỹ địa chỉ người gửi và không nhấp vào các liên kết đáng ngờ.
Tổng giá trị hàng giả của thế giới ước tính lên tới hơn 416 tỷ euro.

Theo báo cáo mới nhất từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), hàng giả đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng trên quy mô toàn cầu với giá trị ước tính lên tới hơn 416 tỷ euro.Lộ diện ‘điểm nóng’ hàng giả của thế giới: Hơn 100 tỷ USD giá trị nhập khẩu là hàng giả, quần áo, giày dép chiếm đa số- Ảnh 1.

Con số này tương đương khoảng 2,3% lượng hàng nhập khẩu toàn cầu. Đặc biệt, Liên minh châu Âu (EU) đang trở thành điểm nóng, khi gần 99 tỷ euro, tương đương 4,7% tổng giá trị hàng nhập khẩu vào khu vực này là hàng giả.

Lộ diện ‘điểm nóng’ hàng giả của thế giới: Hơn 100 tỷ USD giá trị nhập khẩu là hàng giả, quần áo, giày dép chiếm đa số- Ảnh 2.
Bảng xếp hạng theo lượng và giá trị hàng giả bị tịch thu tại các quốc gia. Theo OECD

Báo cáo cho thấy, 20 trong số 25 quốc gia được xác định là điểm đến hàng giả lớn nhất thế giới đều là thành viên của EU. Các viên chức hải quan trong khối liên tục ghi nhận khối lượng lớn hàng giả, trong đó nhiều mặt hàng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn người tiêu dùng.Đức là quốc gia dẫn đầu thế giới về giá trị hàng giả bị tịch thu, chiếm hơn 25% tổng giá trị toàn cầu, chỉ xếp sau Hoa Kỳ về khối lượng. Trong khi đó, Pháp và Bỉ cũng là những thị trường chính, lần lượt chiếm 9% và 7% tổng giá trị hàng giả bị tịch thu trên toàn thế giới.Theo số liệu thống kê, hơn một nửa số hàng giả hướng đến EU có xuất xứ từ Trung Quốc, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ (22%) và Hồng Kông (12%). Các mặt hàng bị làm giả nhiều nhất gồm quần áo, giày dép, trong khi xét về giá trị, đồng hồ giả chiếm gần 30% tổng số.Đáng chú ý, mỹ phẩm và đồ chơi nằm trong danh sách các mặt hàng gây lo ngại hàng đầu về an toàn sức khỏe. Trong giai đoạn 2020–2021, đây là hai nhóm hàng lần lượt xếp thứ 6 và thứ 7 về khối lượng bị tịch thu. Các loại phụ tùng ô tô giả (thứ 10) và dược phẩm (thứ 12) cũng được cảnh báo là nguy hiểm tiềm tàng với người tiêu dùng.OECD cảnh báo rằng buôn bán hàng giả đang thúc đẩy tham nhũng và tội phạm có tổ chức, làm xói mòn lòng tin của người tiêu dùng và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp hợp pháp. Hoạt động này cũng kìm hãm đổi mới và chuyển nguồn lực khỏi các lĩnh vực kinh tế chính thức.Về phương thức vận chuyển hàng hóa làm giả, bưu điện chiếm tới 58%, cho thấy sự phổ biến của các kênh giao dịch nhỏ lẻ nhưng lan rộng. Các hình thức khác như chuyển phát nhanh (17%), vận chuyển đường không (13%) và đường bộ (10%) cũng được sử dụng rộng rãi.Báo cáo của OECD cũng chỉ ra rằng các cuộc khủng hoảng toàn cầu gần đây – đặc biệt là đại dịch COVID-19 và xung đột tại Ukraine – đã khiến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trở nên khó khăn hơn. Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn và các ưu tiên trong thực thi thương mại thay đổi đã làm gia tăng thách thức trong công tác quản lý rủi ro và chống hàng giả.

Như Quỳnh

Sau 2 ngày thực hiện Chỉ thị của UBND tỉnh Hải Dương về về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, lực lượng chức năng trong tỉnh liên tục thu giữ số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu nhập lậu.
Số lượng lớn sản phẩm không rõ nguồn gốc đã bị Đội Quản lý thị trường số 4 thu giữ (Ảnh: Báo Hải Dương)

Số lượng lớn sản phẩm không rõ nguồn gốc đã bị Đội Quản lý thị trường số 4 thu giữ (Ảnh: Báo Hải Dương)

Điển hình là việc phát hiện, thu giữ trên 9.000 sản phẩm kẹo dẻo, nước xịt miệng hương vị trái cây không rõ nguồn gốc. Cụ thể, sáng 22/5, Đội Quản lý thị trường số 4, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương đã kiểm tra một hộ kinh doanh ở khu dân cư số 1, xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện.Tại thời điểm kiểm tra, toàn bộ hàng hóa không có hoá đơn, chứng từ; không có thông tin về nguồn gốc, xuất xứ, tổng trị giá hơn 38,4 triệu đồng. Lực lượng chức năng đã tạm giữ để xử lý theo quy định.Trước đó, chiều 19/5, lực lượng chức năng cũng đã phát hiện hơn 9.200 sản phẩm thời trang có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu tại xã Đoàn Tùng.

Cảnh báo

Apple đối mặt với vụ kiện vì quảng cáo sai sự thật về Apple Intelligence, khi nhiều tính năng AI được hứa hẹn vẫn chưa khả dụng sau nhiều tháng.

Đơn kiện được đệ trình ngày 19/3 tại Tòa án Quận Hoa Kỳ ở San Jose, yêu cầu xét xử theo diện tập thể và đòi bồi thường thiệt hại cho những khách hàng đã mua iPhone và các thiết bị khác có hỗ trợ Apple Intelligence nhưng chưa nhận được đầy đủ các tính năng như Apple cam kết.

Theo nguyên đơn, Apple đã tạo ra kỳ vọng lớn trong lòng người tiêu dùng rằng các tính năng AI tiên tiến sẽ có mặt ngay khi sản phẩm được tung ra thị trường.

“Các quảng cáo của Apple khiến người dùng tin rằng những tính năng đột phá này sẽ sẵn sàng khi iPhone được phát hành.

Tuy nhiên, trái với tuyên bố của Apple về khả năng AI tiên tiến, các thiết bị được trang bị Apple Intelligence bị hạn chế đáng kể hoặc hoàn toàn không có, khiến người tiêu dùng hiểu lầm về hiệu suất và tính hữu dụng thực tế của công nghệ này”, đơn kiện nêu rõ.

Dù Apple đã gỡ bỏ một số quảng cáo, công ty vẫn chưa thu hồi hoàn toàn những tuyên bố bị cho là gây hiểu lầm từ mùa hè năm 2024. Nguyên đơn cũng cho rằng Apple chưa đưa ra bất kỳ biện pháp nào để bồi thường cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi những quảng cáo sai lệch này.

Đây không phải lần đầu Apple vướng vào tranh cãi liên quan đến việc triển khai tính năng mới. Tuy nhiên, vụ kiện lần này diễn ra trong bối cảnh công ty gặp nhiều khó khăn trong quá trình đưa Apple Intelligence ra thị trường.

Hàng loạt tính năng AI được quảng bá trong bộ Apple Intelligence, từng được giới thiệu năm ngoái như một điểm nhấn để bán iPhone 16 Series, đến nay vẫn chưa được cung cấp cho người dùng (Ảnh: 9to5Mac)

Theo Bloomberg, CEO Tim Cook được cho là “đã mất niềm tin” vào ông John Giannandrea, Giám đốc phụ trách AI của Apple, do tiến độ chậm trễ trong quá trình phát triển sản phẩm. Điều này càng làm dấy lên lo ngại về vị thế của Apple trong cuộc đua AI khi các đối thủ như Google và Microsoft liên tục ra mắt những công nghệ tiên tiến.

Nhà phân tích Ming-Chi Kuo nhận định, những nỗ lực phát triển Apple Intelligence chưa giúp Apple thúc đẩy doanh số bán iPhone mới.

Những nguồn tin từ chuỗi cung ứng cho biết phần lớn người dùng không quan tâm đến các tính năng AI khi mua một mẫu máy mới. Một khảo sát từ SellCell thậm chí chỉ ra rằng hầu hết người dùng vẫn chưa nhận thấy giá trị thực sự từ Apple Intelligence.

“Apple đã không thể duy trì được sự hào hứng của người dùng sau lần công bố Apple Intelligence tại WWDC 2024. Các đối thủ đã có những bước tiến quá nhanh chỉ trong vài tháng sau đó”, ông Kuo nhận xét.

Apple đã triển khai các tính năng của Apple Intelligence theo từng giai đoạn. Trên phiên bản iOS 18.1, hãng đã ra mắt trình soạn thảo văn bản và công cụ tóm tắt nội dung. Với iOS 18.2, Apple bổ sung thêm Genmoji, Image Playgrounds và tích hợp ChatGPT.

Nguồn: CafeF

Google vừa khởi kiện một nhóm đối tượng bị cáo buộc tạo hàng nghìn doanh nghiệp ảo trên Google Maps nhằm thu thập và bán thông tin cá nhân của người dùng.

Theo Business Insider, “gã khổng lồ” công nghệ Google đã đệ đơn kiện Yaniv Asayag, một cư dân bang Maryland (Mỹ), cùng khoảng 20 đồng phạm, với cáo buộc dựng lên hàng loạt doanh nghiệp giả mạo trên Google Maps để lừa đảo người dùng.

Đơn kiện trình lên tòa án liên bang California (Mỹ) nêu rõ nhóm này liên tục thực hiện các hành vi gian lận, lợi dụng nền tảng của Google để tạo và chỉnh sửa danh sách doanh nghiệp. Các doanh nghiệp giả chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ khẩn cấp như sửa chữa điều hòa, cứu hộ xe và sửa khóa.

Nhóm này đã thao túng hệ thống bằng cách tạo các trang doanh nghiệp giả, đăng tải hàng loạt đánh giá tích cực ảo để thu hút khách hàng. Khi người dùng liên hệ, thông tin cá nhân của họ sẽ bị thu thập và bán cho các công ty tiếp thị.

Đáng chú ý, Google cáo buộc rằng thông tin này còn có thể bị bán cho các doanh nghiệp hoạt động thiếu minh bạch, như tính phí quá cao hoặc tống tiền. Theo Google, tình trạng lừa đảo trong lĩnh vực dịch vụ là “rất phổ biến”, chủ yếu do các chiêu trò tạo khách hàng tiềm năng giả mạo.

Google đang gỡ bỏ hơn 10.000 doanh nghiệp giả mạo trên Google Maps (Ảnh: NurPhoto/Getty Images)

Một ví dụ được Google đưa ra là doanh nghiệp giả mạo “ByDennis Cleaner”, chỉ một tháng sau khi được tạo đã đổi tên thành “MS Locksmith”. Trong vòng một năm, nhóm này đã chỉnh sửa thông tin của gần 150 doanh nghiệp với hơn 1.000 lần thay đổi, gây ra không ít thiệt hại cho người dùng.

Bà Halimah DeLaine Prado, Tổng cố vấn của Google, khẳng định công ty không cho phép các doanh nghiệp giả mạo xuất hiện trên Google Maps và đã triển khai nhiều công cụ nhằm bảo vệ người dùng cũng như doanh nghiệp hợp pháp. Bà nhấn mạnh rằng vụ kiện lần này là một thông điệp mạnh mẽ, khẳng định Google sẽ không dung thứ cho các hành vi lừa đảo trên nền tảng của mình.

Trong khi đó, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) khuyến cáo người dùng nên kiểm tra kỹ lưỡng địa chỉ website (URL), đồng thời tìm hiểu đánh giá và khiếu nại về doanh nghiệp trước khi liên hệ để tránh trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo.

Theo Business Insider/CafeF