Cảnh báo

Tin nổi bật
Tổng giá trị hàng giả của thế giới ước tính lên tới hơn 416 tỷ euro.

Theo báo cáo mới nhất từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), hàng giả đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng trên quy mô toàn cầu với giá trị ước tính lên tới hơn 416 tỷ euro.Lộ diện ‘điểm nóng’ hàng giả của thế giới: Hơn 100 tỷ USD giá trị nhập khẩu là hàng giả, quần áo, giày dép chiếm đa số- Ảnh 1.

Con số này tương đương khoảng 2,3% lượng hàng nhập khẩu toàn cầu. Đặc biệt, Liên minh châu Âu (EU) đang trở thành điểm nóng, khi gần 99 tỷ euro, tương đương 4,7% tổng giá trị hàng nhập khẩu vào khu vực này là hàng giả.

Lộ diện ‘điểm nóng’ hàng giả của thế giới: Hơn 100 tỷ USD giá trị nhập khẩu là hàng giả, quần áo, giày dép chiếm đa số- Ảnh 2.
Bảng xếp hạng theo lượng và giá trị hàng giả bị tịch thu tại các quốc gia. Theo OECD

Báo cáo cho thấy, 20 trong số 25 quốc gia được xác định là điểm đến hàng giả lớn nhất thế giới đều là thành viên của EU. Các viên chức hải quan trong khối liên tục ghi nhận khối lượng lớn hàng giả, trong đó nhiều mặt hàng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn người tiêu dùng.Đức là quốc gia dẫn đầu thế giới về giá trị hàng giả bị tịch thu, chiếm hơn 25% tổng giá trị toàn cầu, chỉ xếp sau Hoa Kỳ về khối lượng. Trong khi đó, Pháp và Bỉ cũng là những thị trường chính, lần lượt chiếm 9% và 7% tổng giá trị hàng giả bị tịch thu trên toàn thế giới.Theo số liệu thống kê, hơn một nửa số hàng giả hướng đến EU có xuất xứ từ Trung Quốc, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ (22%) và Hồng Kông (12%). Các mặt hàng bị làm giả nhiều nhất gồm quần áo, giày dép, trong khi xét về giá trị, đồng hồ giả chiếm gần 30% tổng số.Đáng chú ý, mỹ phẩm và đồ chơi nằm trong danh sách các mặt hàng gây lo ngại hàng đầu về an toàn sức khỏe. Trong giai đoạn 2020–2021, đây là hai nhóm hàng lần lượt xếp thứ 6 và thứ 7 về khối lượng bị tịch thu. Các loại phụ tùng ô tô giả (thứ 10) và dược phẩm (thứ 12) cũng được cảnh báo là nguy hiểm tiềm tàng với người tiêu dùng.OECD cảnh báo rằng buôn bán hàng giả đang thúc đẩy tham nhũng và tội phạm có tổ chức, làm xói mòn lòng tin của người tiêu dùng và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp hợp pháp. Hoạt động này cũng kìm hãm đổi mới và chuyển nguồn lực khỏi các lĩnh vực kinh tế chính thức.Về phương thức vận chuyển hàng hóa làm giả, bưu điện chiếm tới 58%, cho thấy sự phổ biến của các kênh giao dịch nhỏ lẻ nhưng lan rộng. Các hình thức khác như chuyển phát nhanh (17%), vận chuyển đường không (13%) và đường bộ (10%) cũng được sử dụng rộng rãi.Báo cáo của OECD cũng chỉ ra rằng các cuộc khủng hoảng toàn cầu gần đây – đặc biệt là đại dịch COVID-19 và xung đột tại Ukraine – đã khiến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trở nên khó khăn hơn. Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn và các ưu tiên trong thực thi thương mại thay đổi đã làm gia tăng thách thức trong công tác quản lý rủi ro và chống hàng giả.

Như Quỳnh

Sau 2 ngày thực hiện Chỉ thị của UBND tỉnh Hải Dương về về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, lực lượng chức năng trong tỉnh liên tục thu giữ số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu nhập lậu.
Số lượng lớn sản phẩm không rõ nguồn gốc đã bị Đội Quản lý thị trường số 4 thu giữ (Ảnh: Báo Hải Dương)

Số lượng lớn sản phẩm không rõ nguồn gốc đã bị Đội Quản lý thị trường số 4 thu giữ (Ảnh: Báo Hải Dương)

Điển hình là việc phát hiện, thu giữ trên 9.000 sản phẩm kẹo dẻo, nước xịt miệng hương vị trái cây không rõ nguồn gốc. Cụ thể, sáng 22/5, Đội Quản lý thị trường số 4, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương đã kiểm tra một hộ kinh doanh ở khu dân cư số 1, xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện.Tại thời điểm kiểm tra, toàn bộ hàng hóa không có hoá đơn, chứng từ; không có thông tin về nguồn gốc, xuất xứ, tổng trị giá hơn 38,4 triệu đồng. Lực lượng chức năng đã tạm giữ để xử lý theo quy định.Trước đó, chiều 19/5, lực lượng chức năng cũng đã phát hiện hơn 9.200 sản phẩm thời trang có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu tại xã Đoàn Tùng.

Theo báo cáo của Kaspersky, Việt Nam hiện đang dẫn đầu Đông Nam Á về số vụ tấn công dò tìm mật khẩu Brute Force, với gần 20 triệu cuộc tấn công trong năm 2024.
Thống kê do hãng bảo mật Kaspersky công bố cho thấy, Brute Force vẫn là phương thức tấn công phổ biến của tội phạm mạng nhằm xâm nhập vào hệ thống nội bộ của doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Á. Dù là một kỹ thuật tấn công “cổ điển”, Brute Force vẫn chứng tỏ sức tàn phá mạnh mẽ, nhất là khi được tiếp sức bởi các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI).
Hình thức tấn công cũ nhưng vẫn rất nguy hiểm

Brute Force, hay còn gọi là “tấn công vét cạn”, là kỹ thuật hacker thử hàng loạt mật khẩu hoặc mã khóa một cách ngẫu nhiên cho đến khi tìm được kết quả đúng. Đây là cách tiếp cận đơn giản nhưng cực kỳ nguy hiểm nếu hệ thống không có biện pháp bảo vệ như giới hạn số lần đăng nhập sai hay xác thực hai yếu tố (2FA).Báo cáo của Kaspersky cho biết, hệ thống của hãng đã ghi nhận và ngăn chặn hơn 53 triệu vụ Brute Force trong toàn khu vực Đông Nam Á chỉ trong năm 2024. Trong số đó, Việt Nam là quốc gia hứng chịu nhiều nhất với 19,8 triệu vụ, tương đương 37% tổng số toàn khu vực. Theo sau là Indonesia với hơn 14,6 triệu vụ và Thái Lan với hơn 7,6 triệu vụ.

Việt Nam trở thành "điểm nóng" tấn công dò mật khẩu tại Đông Nam Á- Ảnh 1.
Số lượng cuộc tấn công Brute Force nhắm vào các doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Á năm 2024 (Nguồn: Kaspersky)

 

RDP – “cánh cổng” bị tin tặc khai thác nhiều nhất

Một điểm đáng lưu ý là phần lớn các vụ tấn công Brute Force tại khu vực Đông Nam Á đều tập trung vào việc khai thác giao thức điều khiển máy tính từ xa Remote Desktop Protocol (RDP) – một công cụ phổ biến của Microsoft được nhiều quản trị viên hệ thống và cả người dùng cá nhân sử dụng để truy cập máy chủ từ xa.Ông Adrian Hia, Giám đốc Điều hành Kaspersky khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cảnh báo: “Tin tặc ngày càng lợi dụng RDP như một ‘cửa ngõ’ để đột nhập vào hệ thống doanh nghiệp. Khi người dùng kết nối từ xa mà không có các lớp bảo vệ phù hợp, họ vô tình trở thành điểm yếu trong toàn bộ chuỗi bảo mật”.Việc sử dụng RDP mà không vô hiệu hóa đúng cách sau khi kết thúc công việc hoặc không có cơ chế giám sát khiến các hệ thống trở nên dễ bị tổn thương, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp chuyển sang mô hình làm việc linh hoạt hoặc từ xa.Theo các chuyên gia, điều này dẫn đến nguy cơ rò rỉ hoặc mất dữ liệu khi người dùng không còn nằm trong phạm vi bảo vệ trực tiếp của bộ phận công nghệ thông tin.“Mỗi ngày, Kaspersky ghi nhận trung bình hơn 145.000 lượt tấn công nhằm bẻ khóa mật khẩu và mã hóa nhắm vào các doanh nghiệp tại Đông Nam Á. Con số này đặc biệt đáng lo ngại khi khu vực này thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực an ninh mạng” – ông Adrian Hia nhấn mạnh.Sự kết hợp giữa Brute Force và trí tuệ nhân tạo đang khiến tình hình thêm nghiêm trọng. Báo cáo của Kaspersky chỉ ra rằng, với sự hỗ trợ của AI, 61% mật khẩu có thể bị dò ra chỉ trong chưa đầy 60 giây, trong khi 17% khác bị phá trong vòng một giờ.“Tội phạm mạng đang vũ khí hóa AI để tăng tốc độ và hiệu quả tấn công. Một khi xâm nhập thành công, kẻ tấn công có thể kiểm soát hệ thống từ xa, đánh cắp dữ liệu hoặc âm thầm cài cắm gián điệp số bên trong doanh nghiệp” – ông Adrian Hia phân tích.
Cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số?
Trước tình hình an ninh mạng ngày càng phức tạp, các chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp và người dùng cần:- Tắt RDP khi không sử dụng, đặc biệt với các thiết bị kết nối từ xa.- Thiết lập xác thực hai yếu tố (2FA) và sử dụng mật khẩu mạnh.- Thường xuyên rà soát, cập nhật phần mềm và vá lỗi bảo mật.- Xây dựng chiến lược bảo vệ đa lớp, kết hợp tường lửa, phần mềm diệt virus, và giám sát mạng.- Cân nhắc chuyển sang xác thực không mật khẩu – một xu hướng mới giúp giảm thiểu rủi ro từ việc sử dụng mật khẩu yếu hoặc trùng lặp.Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc chiến an ninh mạng toàn cầu. Với số lượng cuộc tấn công Brute Force lớn nhất khu vực, bài toán bảo vệ hệ thống và dữ liệu của doanh nghiệp Việt đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.Các chuyên gia cảnh báo, chỉ cần một kẽ hở nhỏ, hậu quả có thể là sự rò rỉ dữ liệu nhạy cảm, tổn thất tài chính và mất niềm tin từ khách hàng. Đã đến lúc các tổ chức, doanh nghiệp và cả người dùng cá nhân tại Việt Nam thay đổi tư duy về an toàn số, coi bảo mật không chỉ là chi phí mà là khoản đầu tư chiến lược cho tương lai.

Với chủ đề “Bảo đảm an ninh mạng và tạo lập niềm tin trong kỷ nguyên mới”, hội thảo có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Ủy ban nhân dân TP.HCM cùng các chuyên gia hàng đầu về bảo mật trong và ngoài nước. Sự kiện là diễn đàn quan trọng nhằm chia sẻ giải pháp thực tiễn, xu hướng mới và thúc đẩy hợp tác đa ngành để tạo dựng một không gian mạng an toàn cho Việt Nam, đặc biệt trong việc bảo mật thông tin chính yếu quốc gia.Phát biểu tại hội thảo, Thiếu tướng Lê Minh Mạnh, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), cho biết mỗi năm có hàng chục nghìn hệ thống thông tin trọng yếu tại Việt Nam bị tấn công, đánh cắp dữ liệu, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và an ninh quốc gia. Bảo vệ dữ liệu và hệ thống thông tin hiện nay không chỉ là nhiệm vụ kỹ thuật, mà là trách nhiệm vụ cấp bách và lâu dài, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân.Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, kéo theo hàng loạt công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây… tạo ra giá trị to lớn cho nền kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đặt ra nhiều thách thức nghiêm trọng về an ninh mạng và an toàn dữ liệu số.Và thiếu hụt nguồn nhân lực về an ninh mạng được xem là một trong những thách thức mà các quốc gia phải đối mặt, trong đó có Việt Nam. Cụ thể, theo ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng Ban Nghiên cứu, tư vấn và hợp tác quốc tế (Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia), Việt Nam đang thiếu hụt hơn 700.000 nhân sự công nghệ trong khi lại thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ sử dụng internet cao hàng đầu thế giới.”Báo cáo của Cisco cho thấy chỉ 11% doanh nghiệp và tổ chức trong nước đạt mức độ trưởng thành, sẵn sàng xử lý các sự cố trên không gian mạng. Dù đã có những bước tiến về nhận thức và đầu tư trong lĩnh vực an ninh mạng, nhưng năng lực ứng phó sự cố của nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế”, ông Sơn cho hay.

Chuyên gia:
Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng Ban Nghiên cứu, tư vấn và hợp tác quốc tế (Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia)

Theo Thống kê mới nhất do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (NCA), có tới 52,89% doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam chưa trang bị đầy đủ các giải pháp công nghệ bảo vệ trước các mối đe dọa mạng, trong khi 56,16% vẫn thiếu hụt đội ngũ nhân sự chuyên trách trong lĩnh vực này.Ông Sơn cho hay, Việt Nam nằm trong số những quốc gia dễ bị tấn công mạng nhất, với hơn 659.000 sự cố được ghi nhận vào năm 2024. Gần một nửa số tổ chức tại Việt Nam báo cáo đã bị tấn công ít nhất một lần.Ông lưu ý rằng khoảng 56% các tổ chức thiếu nhân sự CNTT và an ninh mạng. Ông cho rằng tình trạng thiếu hụt này là do mối liên kết yếu giữa giáo dục và ngành công nghiệp, chương trình giảng dạy lỗi thời và cơ hội đào tạo thực tế trong các hệ thống thực tế hạn chế.Để giải quyết vấn đề này, Son khuyến nghị cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các tổ chức học thuật, trung tâm nghiên cứu và doanh nghiệp, thông qua việc cho sinh viên thực hành sớm, cấp học bổng và đảm bảo tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.Ông cũng đề xuất tăng cường đào tạo an ninh mạng thực tế để đưa vào các trường tiểu học và các cơ sở dạy nghề. Ông kêu gọi các cơ quan chính phủ xây dựng các tiêu chuẩn nghề nghiệp quốc gia và chính sách hỗ trợ tài chính để hỗ trợ sinh viên an ninh mạng.

Trọng Trần

Kho dữ liệu chứa 16 tỷ thông tin đăng nhập, trong đó có nhiều tài khoản Google, Apple, Facebook, đã bị lộ.

Nhóm nghiên cứu bảo mật Cybernews đã điều tra vụ rò rỉ từ đầu năm và phát hiện 30 tập dữ liệu, mỗi tập chứa từ vài chục triệu đến hơn 3,5 tỷ hồ sơ bị phát tán, trở thành một trong những vụ rò rỉ lớn nhất lịch sử Internet từng được ghi nhận. Nhiều dữ liệu bị lộ chưa từng được báo cáo trước đó, trừ một tập gồm 184 triệu hồ sơ mà một nhà nghiên cứu bảo mật phát hiện cuối tháng 5.

Ảnh: Reuters

Ảnh: Reuters

“Với hơn 16 tỷ hồ sơ đăng nhập bị lộ, tội phạm mạng đang có quyền truy cập thông tin cá nhân lớn chưa từng thấy, có thể dùng để chiếm tài khoản, đánh cắp danh tính và lừa đảo nhắm mục tiêu. Điều đáng lo là cấu trúc và tính mới của các tập dữ liệu, chúng không phải thông tin rò rỉ cũ được ‘tái chế’. Đây là thông tin mới, có thể ‘vũ khí hóa’ ở quy mô lớn”, nhóm nghiên cứu tại Cybernews cho biết.

Cứ vài tuần, những tập dữ liệu khổng lồ mới lại xuất hiện, cho thấy mức độ phổ biến của phần mềm đánh cắp thông tin. Tất cả xuất hiện trong thời gian ngắn – đủ lâu để nhóm nghiên cứu phát hiện, nhưng không đủ để tìm ra ai đang kiểm soát chúng.

Các nhà nghiên cứu cho biết rất khó so sánh thông tin trong mỗi tập dữ liệu, nhưng nhận thấy một số hồ sơ bị chồng lấn. Điều này đồng nghĩa, họ không rõ chính xác có bao nhiêu người hay tài khoản thực sự bị lộ. Hầu hết thông tin đều tuân theo một cấu trúc rõ ràng: URL, theo sau là thông tin đăng nhập và mật khẩu. Đa số phần mềm đánh cắp thông tin hiện đại cũng thu thập dữ liệu theo cách này.

Nội dung trong các tập dữ liệu bị rò rỉ cho phép truy cập gần như mọi dịch vụ trực tuyến, từ Apple, Facebook, Google, đến GitHub, Telegram và nhiều dịch vụ công. Theo nhóm nghiên cứu, rò rỉ thông tin đăng nhập ở quy mô này sẽ thúc đẩy các chiến dịch lừa đảo, chiếm đoạt tài khoản, xâm nhập phần mềm tống tiền và xâm phạm email doanh nghiệp.

Những đợt lộ thông tin lớn đang trở nên phổ biến hơn. Tuần trước, một vụ rò rỉ dữ liệu xảy ra tại Trung Quốc với hàng tỷ tài liệu chứa thông tin tài chính, WeChat, Alipay và dữ liệu cá nhân nhạy cảm khác. Hè năm ngoái, tập hợp mật khẩu lớn nhất với gần 10 tỷ mật khẩu, mang tên RockYou2024, bị lộ trên một diễn đàn hacker. Đầu năm 2024, nhóm nghiên cứu Cybernews phát hiện vụ rò rỉ dữ liệu quy mô nhất lịch sử với 26 tỷ hồ sơ.

Thu Thảo (Theo Cybernews, Forbes)

Cảnh báo

Samsung mạnh tay trấn áp chiêu trò lừa đảo bằng điện thoại Galaxy giả.

Theo Sammy Fans, nếu bạn vô tình nhìn thấy điện thoại Samsung Galaxy ‘chính hãng’ với giá hấp dẫn trên Facebook Marketplace hay các chợ online khác, hãy hết sức cẩn thận, đó rất có thể là một cái bẫy hàng giả được ngụy trang tinh vi.

Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc Samsung vừa phát đi cảnh báo khẩn cấp đến người tiêu dùng về tình trạng điện thoại Galaxy nhái đang xuất hiện ngày càng nhiều, đồng thời nhấn mạnh về những nơi mua hàng an toàn tuyệt đối.

 

Samsung cảnh báo khẩn chiêu trò điện thoại Galaxy 'xịn' giá rẻ - Ảnh 1.

Samsung cảnh báo về điện thoại Galaxy giả tràn lan trên mạng

Samsung cảnh báo nạn lừa đảo bằng điện thoại Galaxy giả

Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến bùng nổ, Samsung cho biết đã phát hiện một vấn đề đáng lo ngại đến từ sự gia tăng của điện thoại Galaxy giả mạo được rao bán trên các nền tảng phổ biến như Facebook Marketplace, Gumtree và các kênh tương tự. Những kẻ lừa đảo thường là người bán cá nhân, đăng tải thông tin sản phẩm hấp dẫn, tự nhận là hàng thật, thậm chí còn trắng trợn sử dụng logo và hình ảnh chính thức của Samsung để tăng độ tin cậy.

Tuy nhiên, Samsung nhấn mạnh, dù những chiếc điện thoại nhái này có thể đánh lừa người dùng bằng vẻ ngoài giống hệt hàng thật, chất lượng bên trong lại hoàn toàn không đạt tiêu chuẩn. Người mua có nguy cơ cao nhận phải một sản phẩm ‘dỏm’, hoạt động chập chờn, nhanh hỏng, không được bảo hành và thậm chí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong quá trình sử dụng.

Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng và tránh tình trạng tiền mất tật mang, Samsung đưa ra lời khuyên chỉ nên mua điện thoại Galaxy tại các kênh phân phối chính thức và được ủy quyền. Cụ thể:

  • Trang web chính thức của Samsung (www.samsung.com).
  • Ứng dụng mua sắm chính thức Samsung Shop.
  • Các cửa hàng bán lẻ lớn, uy tín được Samsung ủy quyền (như các chuỗi siêu thị điện máy lớn).
  • Các nhà mạng đối tác chính thức của Samsung.

Samsung mong muốn đảm bảo mọi khách hàng đều sở hữu được sản phẩm chính hãng với chất lượng và độ an toàn cao nhất. Vì vậy, nếu đang tìm mua một chiếc điện thoại Galaxy, bạn đừng quên kiểm tra thật kỹ nguồn gốc, thông tin người bán và chỉ tin tưởng những địa chỉ uy tín đã được Samsung công nhận để tránh mọi phiền phức và rủi ro không đáng có về sau.

Nguồn: Thanhnien.vn

Google đã công bố 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến mà nhiều người Việt thường xuyên mắc phải, kèm theo đó là những lời khuyên giúp sử dụng Internet an toàn hơn.

Theo Google, hãng đã hợp tác với Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông để phát hiện và ngăn chặn nhiều hình thức lừa đảo và ứng dụng độc hại tại Việt Nam.

Công ty cho biết, người dùng Internet tại Việt Nam đã phải đối phó hàng loạt nguy cơ lừa đảo ngay từ tháng đầu năm nay. Tính riêng trong tháng 1/2025, Google đã phát hiện và bảo vệ hơn 360.000 thiết bị tránh khỏi 8.000 ứng dụng độc hại tại Việt Nam.

Google cũng chỉ ra 5 hình thức lừa đảo trực tuyến mà nhiều người dùng tại Việt Nam thường mắc phải như một lời cảnh báo.

Mạo danh người nổi tiếng bằng AI để kêu gọi đầu tư

Theo Google, những kẻ lừa đảo có thể sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (A)I để tạo video và hình ảnh giả mạo, trong đó bao gồm việc mạo danh người nổi tiếng, để quảng bá cho các chiêu trò lừa đảo.

Các video Deepfake này kết hợp với các bài báo và bài đăng bịa đặt trên mạng xã hội sẽ được sử dụng để giới thiệu các khoản đầu tư bất hợp pháp, đặc biệt là trong lĩnh vực tiền điện tử và nền tảng giao dịch. Sự kết hợp giữa những gương mặt có sức ảnh hưởng, nội dung trông chuyên nghiệp và lời hứa hẹn về lợi nhuận cao khiến các vụ lừa đảo này trở nên thuyết phục hơn.

Google khuyến cáo, người dùng cần hết sức cảnh giác với lời khuyên đầu tư từ người nổi tiếng, đặc biệt là trên mạng xã hội. Người dùng cần quan sát kỹ những biểu cảm khuôn mặt không tự nhiên trong các video. Nếu một khoản đầu tư nghe có vẻ quá hấp dẫn, rất có thể đó là một chiêu trò lừa đảo.

Lợi dụng các sự kiện lớn để lừa đảo

Kẻ xấu thường lợi dụng các sự kiện, chương trình biểu diễn lớn, kết hợp với các hình ảnh và video được tạo ra bởi AI để thực hiện chiêu trò lừa đảo một cách tinh vi. Các đối tượng này nhanh chóng nắm bắt các sự kiện nổi bật để thực hiện chiêu trò lừa đảo như bán vé giả hoặc mạo danh tổ chức từ thiện, những buổi hòa nhạc, sự kiện thể thao, các lễ hội văn hóa cho đến các thảm họa thiên nhiên.

Google khuyến cáo, người dùng chỉ nên mua vé và quyên góp thông qua các kênh chính thức, cần xác minh các tổ chức từ thiện và kiểm tra URL trước khi nhấp chuột.

Lừa đảo việc làm

Chiêu trò lừa đảo này thường nhắm đến những người đang tìm kiếm công việc từ xa và cơ hội việc làm tại môi trường quốc tế với mức thu nhập hấp dẫn. Những kẻ lừa đảo sẽ đăng tin tuyển dụng giả trên các trang web tuyển dụng uy tín và mạng xã hội, sau đó tiến hành các buổi phỏng vấn video chuyên nghiệp và thực hiện quy trình giới thiệu chi tiết, thường là giả mạo công ty quốc tế trong lĩnh vực giao dịch tiền số hoặc tiếp thị kỹ thuật số.

Để tăng độ tin cậy, kẻ lừa đảo thậm chí có thể giả mạo hợp đồng và các tài liệu liên quan. Ngoài việc yêu cầu các khoản phí trả trước và đánh cắp dữ liệu, những kẻ lừa đảo còn lôi kéo nạn nhân tham gia vào các hoạt động rửa tiền hoặc các hành vi phạm khác. Nạn nhân có thể vô tình bị cuốn vào các giao dịch tài chính hoặc chuyển tiền số, dẫn đến các hậu quả pháp lý nghiêm trọng do dính líu đến hoạt động bất hợp pháp.

Theo Google, người dùng cần thận trọng với các đề xuất “việc nhẹ lương cao”, nhất là những lời mời liên quan đến chuyển tiền. Nhà tuyển dụng thường không bao giờ yêu cầu thanh toán chi phí trong quá trình tuyển dụng hoặc dùng tài khoản cá nhân cho công việc kinh doanh. Do đó, người dùng cần xác minh thông tin qua các kênh chính thức trước khi bắt tay làm việc.

Lừa đảo du lịch và mua sắm trực tuyến

Những kẻ lừa đảo thường tạo ra các website giả mạo trang mua sắm, du lịch và bán lẻ hợp pháp, dụ dỗ nạn nhân bằng mức giá hấp dẫn cho mặt hàng phổ biến, hàng hóa xa xỉ, vé hòa nhạc hoặc ưu đãi du lịch.

Những website này được sao chép một cách tinh vi, từ giao diện đến các dịch vụ khách hàng, khiến gần như không thể phân biệt được với các trang chính thức.

Để tránh bị phát hiện, kẻ lừa đảo sử dụng kỹ thuật như “Cloaking” (che đậy) và tạo cảm giác cấp bách bằng cách đưa ra “ưu đãi có thời hạn” nhằm buộc người dùng quyết định nhanh chóng. Hậu quả là nạn nhân thường không nhận được gì, nhận phải hàng giả, hoặc đối mặt với các khoản phí bất hợp pháp và dữ liệu cá nhân bị xâm phạm.

Google khuyến cáo, người dùng cần xác minh trang web trước khi mua hàng, đặc biệt trong các đợt giảm giá. Người dùng cũng cần kiểm tra liên kết, các tính năng bảo mật, cảnh giác với mức giá thấp và lời hối thúc mua nhanh chóng.

Giả mạo dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật từ xa

Những kẻ lừa đảo thường mạo danh nhân viên hỗ trợ kỹ thuật của các công ty, ngân hàng và cơ quan nhà nước. Chúng tạo ra những tình huống khẩn cấp, chẳng hạn như thông báo thiết bị, tài khoản hoặc bảo mật của nạn nhân đang gặp vấn đề.

Phương thức tiếp cận của chúng cũng rất linh hoạt, có thể nhắm vào người cao tuổi bằng cách giả danh các công ty công nghệ danh tiếng hoặc tiếp cận giới trẻ thông qua các nền tảng trò chơi. Mục đích cuối cùng là dụ dỗ nạn nhân cài đặt phần mềm truy cập từ xa, từ đó chúng có thể kiểm soát thiết bị, truy cập vào dữ liệu cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, thực hiện các giao dịch trái phép.

Google cảnh báo, người dùng không cấp quyền truy cập từ xa cho các tài khoản lạ. Các công ty hợp pháp sẽ không chủ động thực hiện cuộc gọi hỗ trợ kỹ thuật nên có vấn đề gì người dùng có thể liên hệ trực tiếp với công ty qua kênh chính thức, đồng thời tăng cường bảo mật với tính năng xác minh hai bước, khóa truy cập hoặc trình quản lý mật khẩu.

Theo vtv.vn

Gói đầu tư trị giá 1,3 tỷ Euro do Ủy ban châu Âu công bố nhằm củng cố chủ quyền công nghệ và thúc đẩy việc triển khai các công nghệ chiến lược tại châu Âu trong tương lai.

Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã công bố gói đầu tư trị giá 1,3 tỷ Euro (khoảng 1,4 tỷ USD) vào trí tuệ nhân tạo (AI), an ninh mạng và kỹ năng số trong khuôn khổ Chương trình Châu Âu kỹ thuật số (DIGITAL) từ năm 2025 đến năm 2027. Mục tiêu là nhằm thúc đẩy việc áp dụng các công nghệ này trong các doanh nghiệp và cơ quan hành chính công, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng phục hồi của châu Âu.

“Bảo đảm chủ quyền công nghệ của châu Âu bắt đầu bằng việc đầu tư vào các công nghệ tiên tiến và tạo điều kiện cho mọi người cải thiện năng lực số của mình” – Giám đốc Kỹ thuật số của Ủy ban châu Âu, bà Henna Virkkunen, chia sẻ về chương trình.

Bà Henna Virkkunen – Giám đốc Kỹ thuật số của Ủy ban châu Âu (Ảnh: AFP)

Một trong những ưu tiên hàng đầu của châu Âu là cải thiện tính khả dụng và khả năng truy cập của các ứng dụng AI tạo sinh, đặc biệt trong lĩnh vực y tế và chăm sóc. Nguồn tài trợ cũng sẽ được sử dụng để xây dựng “thế giới ảo”, triển khai Đạo luật AI và phát triển các không gian dữ liệu chung tiết kiệm năng lượng.

Ngoài ra, EC cũng sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho Mạng lưới Trung tâm đổi mới kỹ thuật số châu Âu (EDIHs) nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp và khu vực công quyền truy cập vào chuyên môn kỹ thuật và thử nghiệm công nghệ.

Chương trình còn chú trọng đầu tư vào sáng kiến Destination Earth – một mô hình kỹ thuật số nhằm hỗ trợ thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý rủi ro thiên tai. Đồng thời, EC sẽ tăng cường khả năng phục hồi không gian mạng thông qua các giải pháp an ninh mạng nhằm bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng.

EC cũng đặt mục tiêu phát triển năng lực của các cơ sở giáo dục và đào tạo về kỹ năng số nhằm nuôi dưỡng và thu hút nhân tài cho lực lượng lao động châu Âu. Chương trình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng Ví định danh kỹ thuật số mới (Digital Identity Wallet) của EU và Cơ sở hạ tầng tin cậy châu Âu (European Trust Infrastructure).

Để đẩy nhanh quá trình đổi mới của châu Âu, EC sẽ sử dụng nền tảng công nghệ chiến lược cho châu Âu (STEP), trao nhãn chất lượng STEP cho các dự án hứa hẹn để giúp họ tiếp cận nguồn tài trợ công và tư nhân dễ dàng hơn.

Với ngân sách 8,1 tỷ Euro trong giai đoạn 2021 – 2027, Chương trình Châu Âu kỹ thuật số là chương trình tài trợ đầu tiên của EU tập trung hoàn toàn vào việc đưa công nghệ kỹ thuật số đến với doanh nghiệp và người dân.

Trước đó, vào cuối năm 2024, giới chức EU đã lựa chọn 7 đề án thiết lập và vận hành các trung tâm chuyên biệt phục vụ cho các nhà phát triển trí tuệ nhân tạo AI (các nhà máy AI). Tổng giá trị đầu tư vào các đơn vị này lên tới 1,5 tỷ Euro, đặt tại những thành phố là trung tâm về nghiên cứu và công nghệ. Các nhà máy AI mới này cũng sẽ được kết nối với những siêu máy tính hiệu năng cao, tối ưu hóa cho AI và sẽ đi vào vận hành trong năm 2025 hoặc 2026.

Những nhà máy AI sẽ tập trung vào việc cung cấp sức mạnh tính toán khổng lồ mà các công ty khởi nghiệp, ngành công nghiệp và các nhà nghiên cứu cần để phát triển các mô hình và hệ thống AI của mình. Đặc biệt, những nhà máy này sẽ giúp phát triển các mô hình ngôn ngữ lớn của châu Âu hoặc các mô hình AI chuyên ngành tập trung vào các lĩnh vực cụ thể như y tế, tài chính, tự động hóa, an ninh mạng, nông nghiệp công nghệ cao, giáo dục và không gian.

Ngoài ra, những nhà máy AI sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các trường đại học, viện nghiên cứu, các trung tâm siêu máy tính, ngành công nghiệp và các tổ chức tài chính, hình thành nên các hệ sinh thái AI vững mạnh xung quanh các siêu máy tính EuroHPC. Điều này không chỉ tạo ra một môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi mà còn tạo cơ hội cho việc mở rộng và phát triển kinh doanh quy mô lớn trong các lĩnh vực mới.

Nguồn: CafeF

Apple đối mặt với vụ kiện vì quảng cáo sai sự thật về Apple Intelligence, khi nhiều tính năng AI được hứa hẹn vẫn chưa khả dụng sau nhiều tháng.

Đơn kiện được đệ trình ngày 19/3 tại Tòa án Quận Hoa Kỳ ở San Jose, yêu cầu xét xử theo diện tập thể và đòi bồi thường thiệt hại cho những khách hàng đã mua iPhone và các thiết bị khác có hỗ trợ Apple Intelligence nhưng chưa nhận được đầy đủ các tính năng như Apple cam kết.

Theo nguyên đơn, Apple đã tạo ra kỳ vọng lớn trong lòng người tiêu dùng rằng các tính năng AI tiên tiến sẽ có mặt ngay khi sản phẩm được tung ra thị trường.

“Các quảng cáo của Apple khiến người dùng tin rằng những tính năng đột phá này sẽ sẵn sàng khi iPhone được phát hành.

Tuy nhiên, trái với tuyên bố của Apple về khả năng AI tiên tiến, các thiết bị được trang bị Apple Intelligence bị hạn chế đáng kể hoặc hoàn toàn không có, khiến người tiêu dùng hiểu lầm về hiệu suất và tính hữu dụng thực tế của công nghệ này”, đơn kiện nêu rõ.

Dù Apple đã gỡ bỏ một số quảng cáo, công ty vẫn chưa thu hồi hoàn toàn những tuyên bố bị cho là gây hiểu lầm từ mùa hè năm 2024. Nguyên đơn cũng cho rằng Apple chưa đưa ra bất kỳ biện pháp nào để bồi thường cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi những quảng cáo sai lệch này.

Đây không phải lần đầu Apple vướng vào tranh cãi liên quan đến việc triển khai tính năng mới. Tuy nhiên, vụ kiện lần này diễn ra trong bối cảnh công ty gặp nhiều khó khăn trong quá trình đưa Apple Intelligence ra thị trường.

Hàng loạt tính năng AI được quảng bá trong bộ Apple Intelligence, từng được giới thiệu năm ngoái như một điểm nhấn để bán iPhone 16 Series, đến nay vẫn chưa được cung cấp cho người dùng (Ảnh: 9to5Mac)

Theo Bloomberg, CEO Tim Cook được cho là “đã mất niềm tin” vào ông John Giannandrea, Giám đốc phụ trách AI của Apple, do tiến độ chậm trễ trong quá trình phát triển sản phẩm. Điều này càng làm dấy lên lo ngại về vị thế của Apple trong cuộc đua AI khi các đối thủ như Google và Microsoft liên tục ra mắt những công nghệ tiên tiến.

Nhà phân tích Ming-Chi Kuo nhận định, những nỗ lực phát triển Apple Intelligence chưa giúp Apple thúc đẩy doanh số bán iPhone mới.

Những nguồn tin từ chuỗi cung ứng cho biết phần lớn người dùng không quan tâm đến các tính năng AI khi mua một mẫu máy mới. Một khảo sát từ SellCell thậm chí chỉ ra rằng hầu hết người dùng vẫn chưa nhận thấy giá trị thực sự từ Apple Intelligence.

“Apple đã không thể duy trì được sự hào hứng của người dùng sau lần công bố Apple Intelligence tại WWDC 2024. Các đối thủ đã có những bước tiến quá nhanh chỉ trong vài tháng sau đó”, ông Kuo nhận xét.

Apple đã triển khai các tính năng của Apple Intelligence theo từng giai đoạn. Trên phiên bản iOS 18.1, hãng đã ra mắt trình soạn thảo văn bản và công cụ tóm tắt nội dung. Với iOS 18.2, Apple bổ sung thêm Genmoji, Image Playgrounds và tích hợp ChatGPT.

Nguồn: CafeF